ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:40:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Báo Cà Mau Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Khi bị lực lượng làm nhiệm vụ của Ðội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an TP Cà Mau phát hiện, lập biên bản xử lý về lỗi thay đổi kết cấu xe, Nguyễn Hoài H, sinh năm 2002, tạm trú Phường 8, TP Cà Mau, khá bình thản: “Em bị bắt lần này nữa là lần thứ 4 rồi, 3 lần trước là chiếc xe 50 phân khối, em độ pô, mâm, giờ xe này mới mua độ lại cũng bị bắt luôn. Cũng biết là vi phạm, nhưng nhóm bạn chơi chung rủ nhau làm thì làm thôi”.

Trường hợp sử dụng “xe độ” bị lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện và xử lý.

Nguyễn Hoài H là một trong nhiều trường hợp thanh - thiếu niên sử dụng xe độ chỉ vì muốn thể hiện đẳng cấp với bạn bè. Thông thường, các đối tượng này thường hạ phuộc, thay bánh, đổi bộ phận giảm thanh..., trong đó, thay đổi bộ phận giảm thanh là hình thức phổ biến nhất.

Theo tìm hiểu, các trường hợp chạy xe độ, tiếng nổ của động cơ càng lớn thì càng thể hiện "đẳng cấp", tạo được sự chú ý của nhiều người xung quanh. Ðiều này đem đến cảm giác "lý thú" khi điều khiển xe trên đường.

Những đối tượng này tụ tập thành những hội, nhóm, không chỉ “khoe” chiến tích độ xe mà còn điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, thậm chí đua xe trên đường.

Các thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” ký vào biên bản vi phạm.

Theo Trung tá Nguyễn Minh Mẫn, Ðội trưởng Ðội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an TP Cà Mau: “Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng xe độ thường rơi vào nhóm đối tượng lêu lổng, ăn chơi. Ðể né tránh lực lượng chức năng, các đối tượng này thường che biển số, tụ tập vào ban đêm. Ðáng nói, số ít đối tượng khi bị lực lượng chức năng tuần tra phát hiện có sử dụng ma tuý”.

Các đối tượng còn che cả biển số, nhằm né tránh lực lượng chức năng.

Theo điểm c, khoản 5, Ðiều 30, Nghị định 100/2019/NÐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. Quy định đã có, nhưng do chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính nên vẫn chưa đủ sức răn đe. Bằng chứng là tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng xe độ vẫn còn khá nhiều.

Trung tá Nguyễn Minh Mẫn cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình, tăng cường giáo dục, giám sát con em, tránh để tình trạng sử dụng xe độ gây mất trật tự an toàn giao thông”./.

 

Lê Chí

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.