ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 14:41:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Biến rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn

Báo Cà Mau Chiều 4/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt.

Sau khi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm rõ thêm các vấn đề về vật liệu xây dựng, đất hiếm, về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên góc độ liên ngành, liên vùng, liên địa phương.

Vấn đề nguyên vật liệu cát sẽ được giải quyết tốt

Đối với vấn đề vật liệu xây dựng, theo Phó Thủ tướng, đã có quy định phân cấp cho địa phương nhưng do vướng mắc về quy trình, thủ tục nên việc phân cấp còn chậm trễ, kéo dài thời gian.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo, đã được Quốc hội xem xét, khoáng sản hiện tại sẽ phân thành 04 loại nhóm, trong đó nhóm vật liệu xây dựng thông thường sẽ được đơn giản hóa các thủ tục, tiếp tục thực hiện phân cấp triệt để.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, từ nay đến khi có Luật Khoáng sản có hiệu lực thì Quốc hội cũng ban hành các nghị quyết cho phép các cơ chế đặc thù trong đó liên quan đến gia hạn, nâng công suất các mỏ khai thác, đơn giản hóa các thủ tục. Các vấn đề này đang được triển khai khá tốt, đặc biệt là đối với các giải pháp cho các vùng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng như Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần đến làm việc và cá nhân Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng cũng nhiều lần làm việc về vấn đề này tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Bất cập của vùng là xác định trữ lượng, công suất và nhu cầu, tiến độ khai thác. Để giải quyết khó khăn này, chúng ta dự báo chính xác, xác định rõ yêu cầu tiến độ cũng như công suất, từ đó, xác định rõ khối lượng đang thiếu, nhu cầu cần phải cung cấp.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm về nguồn cát biển và ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ khai thác, công nghệ san lấp, đánh giá tính chất cơ lý, sức bền vật liệu và vấn đề ảnh hưởng môi trường. Như kết quả thử nghiệm của Bộ Giao thông vận tải, không đắp quá mức âm nền K95 và kết hợp vật liệu địa nhiệt, thì chúng ta cô lập toàn bộ cát biển trong quá trình san lấp. Điều này đã kiểm soát được vấn đề môi trường, ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường.

Việc đánh giá, nghiên cứu thử nghiệm đối với từng khu vực khai thác, đối với từng công trình là hết sức cần thiết, đặc biệt là đưa ra các tiêu chí cơ lý, bảo vệ môi trường. Theo Phó Thủ tướng, đây cũng là yêu cầu tiên quyết.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa. Theo đó, đã giải quyết đồng thời 2 mục tiêu là đối với các cảng biển nội thủy, sông ngòi, các tuyến kênh rạch thì giao cho địa phương đánh giá, điều tra, khai thác để thông tuyến đồng thời tận dụng vật liệu này. Qua đánh giá sơ bộ, Tiền Giang và Bến Tre có hơn 45 triệu tấn cát. Như vậy, đối với ĐBSCL, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ việc cung cấp cát cho các dự án cao tốc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo bổ sung nguồn khác, trong đó nghiên cứu nhập cát từ nước ngoài như từ Campuchia, dùng đá xay thay thế vật liệu cát.

Như vậy, với nhiều giải pháp đồng bộ, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong quá trình nghiên cứu khả thi các dự án cao tốc, tư vấn thiết kế cần tính toán, đánh giá nhu cầu vật liệu san lấp trong quá trình điều tra khảo sát, trên cơ sở đó, các địa phương có thể chủ động hơn trong triển khai, như chủ động trong quy hoạch mỏ cát, cấp phép mỏ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ một số vấn đề lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại phiên chất vấn của Quốc hội.

Cơ hội thu hút đầu tư từ đất hiếm

Liên quan đến vấn đề đất hiếm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đánh giá của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% trên thế giới, gồm cả đất hiếm nặng và nhẹ.

Thực tế thị trường đất hiếm hiện nay tăng trưởng khoảng 4%/năm kể từ năm 2014 đến nay do các nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực pin, nam châm, xe điện, ứng dụng hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường hết sức phức tạp, chủ yếu do các nước lớn chi phối.  Vì vậy, việc khai thác đất hiếm này đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao. Theo đó, đã có dự án thử nghiệm để điều tra, đánh giá trữ lượng, thành phần các loại đất hiếm, xác định nguyên tắc dựa vào cung cầu của thị trường để khai thác; đáp ứng được công nghệ tuyển chọn (vói tỷ lệ đạt 99%). Chúng ta nhất quyết không xuất khẩu đất hiếm thô, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu sử dụng đất hiếm, qua đó, bảo đảm cung – cầu bền vững hơn. Đây cũng là cơ hội thu hút đầu tư.

Không sử dụng phương án chôn lấp rác

Vấn đề quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng Luật Bảo vệ môi trường 2020 là hết sức toàn diện, đầy đủ và cụ thể. Từ 1/1/2025 quy định bắt buộc phân loại rác tại nguồn có hiệu lực, đòi hỏi có sự chuẩn bị thật kỹ về nhận thức cho người dân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đặc biệt là địa phương về xác định chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn, tuyệt đối không sử dụng phương án chôn lấp rác. Vấn đề phân loại, tái sử dụng, biến rác thành năng lượng là giải pháp hữu hiệu.

Các luật có liên quan đã coi xử lý rác thải là dịch vụ công của nhà nước, vấn đề là chọn được nhà đầu tư và công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức đơn giá. Từ đó, chúng ta sẽ chọn được nhà đầu tư tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Bài toán đặt ra, theo Phó Thủ tướng là phải để người dân phân loại rác tại nguồn, từ đó, khâu xử lý rác sẽ đơn giản hơn. Tiếp theo là xử lý các bãi rác chôn lấp từ lâu theo phương thức hợp tác công – tư; việc xử lý, cải tạo sẽ áp dụng công nghệ phù hợp.

Liên quan đến xử lý chất thải y tế, luật đã có quy định, Nghị định 08 của Chính phủ đã cụ thể hóa, cũng như Thông tư của BộY tế đã ban hành các tiêu chí về cơ sở y tế xanh, sạch, thân thiện môi trường. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý một số vấn đề. Đó là quy chuẩn với các thiết bị liên quan lò đốt, các thiết bị xử lý theo hình thức không đốt để giải quyết ô nhiễm, dịch bệnh và xử lý nước thải.

Ngoài ra, ông nhấn mạnh phải có cơ chế tài chính để các cơ sở y tế cấp xã và địa phương thực hiện nhiệm vụ này. Đã có quy định cụ thể đối với các địa phương như thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý thế nào, vấn đề là địa phương kiểm tra, giám sát để thực hiện tốt.

Chúng ta khuyến khích không xử lý bằng phương pháp đốt mà dùng phương pháp xử lý dịch bệnh. Không khuyến cơ sở nhỏ xử lý tại chỗ mà chỉ xử lý sơ bộ vè mầm bệnh, virus, vi khuẩn, sau đó chuyển đến cơ sở xử lý tập trung, Phó Thủ tướng nêu rõ.

 

Theo baochinhphu.vn

 

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.

Ấm áp những hoạt động tri ân

Trong không khí tháng Bảy thiêng liêng, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 20/7, các cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa nhằm giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ đoàn viên, thanh niên.

Khẩn trương xây dựng kế hoạch hoạt động khu nông nghiệp công nghệ cao

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại buổi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau) vào sáng 20/7.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), các địa phương và đơn vị trong tỉnh Cà Mau đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin khẩn cấp về cơn bão số 3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ vĩ bắc; 115,4 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 830km về phía đông.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.

Chung tay nâng bước em nhỏ đến trường

Chiều 19/7, tại xã Long Điền, Tỉnh đoàn Cà Mau phối hợp nhóm thiện nguyện Tâm Đức (TP Hồ Chí Minh) tổ chức Chương trình “Tiếp sức đến trường”, trao tặng học bổng, xe đạp và nhiều phần quà ý nghĩa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, năm học 2025-2026. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm chăm lo của tuổi trẻ Cà Mau đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh trước thềm năm học mới.

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều nay, 19/7, sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị.

Lễ tuyên dương 32 học sinh đạt thành tích cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng 19/7, UBND tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ tuyên dương học sinh tỉnh Cà Mau đạt thành tích cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (Kỳ thi). Đây là sự kiện ý nghĩa, ghi nhận những nỗ lực và thành quả đáng tự hào của ngành giáo dục Cà Mau trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh Uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Kỳ thi.

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.