ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:00:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu

Báo Cà Mau (CMO) Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) do vi-rút Varicella Zoster gây ra. Trước đây, bệnh thuỷ đậu chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng vài năm trở lại đây, bệnh tấn công cả người lớn, gây những tổn thương thẩm mỹ trên da, biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách chủ động tiêm phòng.

Người dân đến trung tâm y tế để hỗ trợ tư vấn, tiêm phòng bệnh thuỷ đậu.

Bệnh thuỷ đậu có khả năng xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm, nhưng bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, đỉnh điểm vào tháng 3-4 và có thể lây lan thành dịch. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 10 tuổi có khả năng mắc bệnh rất cao (trên 90%). Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp; với phụ nữ có thai có thể truyền bệnh cho con thông qua nhau thai.

Phòng bệnh là chính

hó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau Lê Ngọc Định cho biết: “Thuỷ đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng. Nhẹ thì để lại những tổn thương trên da, sẹo gây mất thẩm mỹ; nặng thì có thể biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... Đặc biệt, 1 người chỉ mắc bệnh 1 lần, tuy nhiên nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20 hoặc 30 năm, các siêu vi thuỷ đậu vẫn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông) nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể tái hoạt động trở lại gây san thương của bệnh Zona, hay còn gọi là giời leo”.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận, đầu năm đến nay các cơ sở điều trị trên toàn tỉnh tiếp nhận khoảng 35 trường hợp thuỷ đậu, đây chỉ là con số bề nổi bởi vì còn rất nhiều trường hợp thuỷ đậu không đến cơ sở y tế.

Hiện nay, bệnh thuỷ đậu chỉ có thể tiêm chủng vắc-xin. Trên thị trường có nhiều loại vắc-xin thuỷ đậu đến từ nhiều nước như: Okavax (Nhật Bản),Varilrix (Bỉ), Varicella (Hàn Quốc), Varivax ( Mỹ). Tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau đang sử dụng vắc-xin thuỷ đậu Varivax của Mỹ với giá dịch vụ 710.000 đồng/liều. Trẻ nhỏ từ 1-12 tuổi được tiêm 1 liều duy nhất, trên 13 tuổi bắt buộc phải tiêm 2 liệu trình.

Những vấn đế cần lưu ý

Nhiều năm trở lại đây, người dân có ý thức hơn trong việc chủ động phòng ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm. Ghi nhận 3 tháng đầu năm, tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, có 250 lượt người đến tiêm chủng thuỷ đậu, tăng 50 lượt so với cùng kỳ năm 2017. Lứa tuổi tiêm ngừa được mở rộng, đặc biệt là sự gia tăng của đối tượng chuẩn bị mang thai.

Tuy nhiên, do đặc thù được nhập từ nước ngoài nên vắc-xin thuỷ đậu có giá khá cao (vắc-xin tiêm dịch vụ), đại bộ phận người dân chưa chủ động tiêm ngừa trước, chỉ khi mắc bệnh mới đến điều trị để giảm nhẹ các biến chứng về sau.

Chị Phạm Thị Dung, Phường 8, TP. Cà Mau, tâm sự: “Trước nay không để ý đến việc tiêm phòng chủng các loại vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh, chỉ khi chồng tôi mắc bệnh thuỷ đậu tôi mới tìm đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhờ tư vấn xem có nên chủng ngừa hay không. Tại đây, ngoài vắc-xin thuỷ đậu, tôi còn biết khá nhiều loại vắc-xin khác mà mình chưa tiêm ngừa. Y tế giờ rất tiến bộ, tuỳ theo khả năng kinh tế nên cân nhắc nên tiêm chủng để phòng bệnh ngay từ đầu”.

Đối với trường hợp của chị Dung, Bác sĩ Định khuyến cáo: “Có thể phòng bệnh đến 80-90% nếu đã chủng ngừa thuỷ đậu, còn lại 10% vẫn có thể mắc bệnh, nhưng trường hợp này chỉ nổi ít nốt đậu (dưới 50 nốt) và không để lại các biến chứng. Với trường hợp chị Dung, người nhà đã ủ bệnh hơn 3 ngày, tiêm ngừa vẫn có thể phát huy tác dụng bảo vệ nhưng vẫn phải cách ly và sử dụng các biện pháp tránh truyền nhiễm”.

Loay hoay tìm mọi cách để tiêm ngừa thuỷ đậu cho đứa cháu trai, ông Trần Lý Hùng, Phường 5, TP. Cà Mau, lo lắng: “Mùa nắng nóng bệnh trái rạ bùng phát, lây lan ở nhiều trẻ nhỏ, cháu đi học, đi chơi nơi công cộng rất khó kiểm soát nên biện pháp an toàn nhất là cho đi chủng ngừa, phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một điểm cần lưu ý với đại đa số phụ huynh là thường nhầm lẫn dấu hiệu phát bệnh ban đầu của thuỷ đậu với sốt phát ban, sởi ở trẻ nhỏ. Với các nốt đỏ, mụn thuỷ đậu khởi phát đột ngột với nhiều mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan ra toàn thân rất nhanh (chỉ trong 12-24 giờ). Mụn nước có chứa dịch trong, mủ và ngày càng to. Riêng ban đỏ có nốt đỏ, mịn sáng ít gồ lên da, khi bay không để lại sẹo hay vết thâm. Ở sởi, nốt ban sởi gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại vết thâm. Tuy nhiên điểm dễ phân biệt nhất là vị trí các đốt mụn thuỷ đậu không mọc theo trật tự nhất định. Nắm rõ các dấu hiệu trên, ba mẹ dễ dàng theo dõi nhận biết để điều trị tốt nhất./.

Yến Nhi

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.