ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 08:33:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ xã Tắc Vân: Ða dạng hoá hình thức tập hợp hội viên

Báo Cà Mau Với phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức hội và hội viên”, nhiệm kỳ qua, Hội LHPN xã Tắc Vân luôn kiện toàn các chi, tổ hội theo địa bàn dân cư, xây dựng các mô hình, loại hình tập hợp phụ nữ theo nhu cầu, lứa tuổi, ngành nghề rất hiệu quả", bà Nguyễn Thị Tám, Chủ tịch Hội LHPN xã Tắc Vân, nhận định.

Với phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức hội và hội viên”, nhiệm kỳ qua, Hội LHPN xã Tắc Vân luôn kiện toàn các chi, tổ hội theo địa bàn dân cư, xây dựng các mô hình, loại hình tập hợp phụ nữ theo nhu cầu, lứa tuổi, ngành nghề rất hiệu quả", bà Nguyễn Thị Tám, Chủ tịch Hội LHPN xã Tắc Vân, nhận định.

Thu nhập của phụ nữ xã Tắc Vân chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và mua bán nhỏ. Do đó, việc tập hợp chị em vào tổ chức, sinh hoạt hội không chỉ tạo điều kiện để chị em được gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế mà còn giúp chị em tiếp cận nhiều nguồn vốn làm ăn. Tập hợp hội viên đạt hiệu quả trong 5 năm qua phải kể đến mô hình: địa chỉ tin cậy phòng, chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ “gia đình 5 không, 3 sạch”,  tổ phụ nữ “3 sạch” và tổ “gia đình hạnh phúc”…

Bà Trần Thị Tuyết Nhung, Ấp 2, xã Tắc Vân, được tổ chức hội cho mượn vốn để buôn bán tại chợ.

Bà Nguyễn Thị Tám cho biết thêm: "Hội xác định, để thu hút chị em tham gia sinh hoạt hội cần có nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ. Một trong những lợi ích thiết thực nhất là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình".

Nói đi đôi với làm, 5 năm qua, Hội LHPN xã Tắc Vân thực hiện nhiều giải pháp tích cực giúp chị em phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, như: thành lập 2 tổ dịch vụ gia đình, 5 tổ phụ nữ nấu đám. Mô hình đã giải quyết việc làm cho 39 chị em với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng.

Hội còn ký kết liên tịch với chi nhánh ngân hàng chính sách nhận uỷ thác cho 486 lượt chị vay để sản xuất, trồng màu, chăn nuôi… với số tiền trên 5,4 tỷ đồng. Chi hội các ấp vận động 539 hội viên thành lập, duy trì tổ tiết kiệm, tín dụng tiết kiệm với tổng số tiền gần 900 triệu đồng, giúp gần 798 lượt chị vay, mượn. Ðồng thời, hội còn kết hợp Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp TP Cà Mau mở lớp dạy cắt may, học vi tính cho 226 học viên theo học và góp phần giới thiệu việc làm cho 226 lao động.

Thông qua những mô hình thiết thực khác, như hội viên khá giúp hội viên nghèo về vốn, cây con giống, khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng màu… chị em đã giúp nhau được 450 triệu đồng. Từ hình thức giúp đỡ này, trong 5 năm có 58 hội viên vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nhờ đa dạng hoá các hình thức tập hợp nên trong 5 năm qua hội đã thu hút được 323 chị vào tổ chức, nâng tổng số đến nay trên địa bàn xã có 1.391 hội viên, 131 hội viên nòng cốt, kết nạp 22 hội viên ưu tú vào hàng ngũ Ðảng./.

Bài và ảnh: Thiện Nhân

Báo chí Cà Mau tận tâm, tận lực cống hiến

Cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã xuất hiện các hoạt động báo chí từ rất sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng... báo chí Cà Mau đã tận tâm, tận lực có những đóng góp, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển tỉnh nhà.

Báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Báo Cà Mau từ sau tái lập tỉnh đến nay. Năm 1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khởi nguồn từ khát vọng góp sức xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh, Báo Cà Mau được thành lập, thực hiện sứ mệnh là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hội Nhà báo với công tác đào tạo nghiệp vụ và các giải thưởng báo chí

Cà Mau là cái nôi của các cơ quan báo chí Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam như Ðài Tiếng nói Tây Nam Bộ, Nhà in, Nhiếp ảnh, Ðiện ảnh... chọn Cà Mau làm "thủ phủ" để xây dựng và phát triển phong trào. Chính vì vậy, nhiều người con Cà Mau có điều kiện tiếp cận rất sớm với nền báo chí cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt, trụ cột của các cơ quan báo chí tỉnh nhà sau ngày giải phóng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia

Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Bền chặt niềm tin với Ðảng

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025. Qua 5 năm triển khai, đánh giá kết quả phong trào này, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho hay: “Phong trào thi đua DVK đã tạo được niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng sát cơ sở, sát dân, nhất là cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền đã quan tâm, làm tốt hơn công tác vận động Nhân dân”.

Bài học sống động từ các địa chỉ đỏ

Tại Cà Mau, những địa chỉ đỏ như: Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước (huyện Phú Tân), Di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (huyện Cái Nước); Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình; Khu Di tích Quốc gia Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời)... trở thành điểm đến thiêng liêng, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Hành trình 41 năm của Báo ảnh Ðất Mũi

Trong những ngày tháng 6, ký ức lại tràn về, từ một tờ báo địa phương khiêm tốn, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành biểu tượng văn hoá, tiếng nói của người dân vùng Ðất Mũi, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và dòng chảy sôi động của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ một tờ tin ảnh nhỏ bé ra đời năm 1979, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành chiếc cầu nối giữa ý Ðảng và lòng Dân, mang bản sắc phương Nam ra cả nước.