Cứ mỗi năm đến ngày 22/12 là toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lại có dịp ôn lại và tự hào về truyền thống vẻ vang của Dân tộc, của Quân Đội ta trong sự nghiệp giải phóng Dân Tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trên cơ sở đó tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng Quân Đội “Cách Mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.” Làm tròn nhiệm vụ mà nhân Dân giao phó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tên gọi “Quân đội Nhân dân” do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là “Bộ đội cụ Hồ”.
Ngày 22/12/1944, Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, Ngày 22/12 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
*Về lý luận: Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin về quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản vào tổ chức, xây dựng và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam sát với điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam, xây dựng ra lực lượng vũ trang cách mạng với ba thứ quân (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân và du kích).
Cùng với việc xây dựng LLVT cách mạng, Đảng ta rất coi trọng lãnh đạo chặt chẽ và khẳng định dứt khoát quyền lãnh đạo quân đội, không phân quyền lãnh đạo cho một giai cấp, một tổ chức, một đảng phái nào khác.
*Về thực tiễn đã chứng minh: dù bất kỳ tình huống nào cũng phải tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, là một nguyên tắc bất di, bất dịch của Đảng trong xây dựng Quân đội, đồng thời là yếu tố quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của Quân đội ta.Vừa mới ra đời, thực hiện lời di huấn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: phải đánh và nhất định phải thắng từ trận đầu, ngay buổi ban sơ lực lượng quân sự tuy nhỏ bé, nhưng đã khảng định quyết tâm sắt đá, lòng kiên trung bất khuất của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, quyết giành thắng lợi.
Hình ảnh tuyên thệ dưới lá cờ Tổ quốc của các chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là hình ảnh có ý nghĩa thiêng liêng đối với toàn dân tộc.
*Quân đội ta là Quân đội “từ nhân dân mà ra”, “vì nhân dân mà chiến đấu”.
Xuất phát từ vai trò của quần chúng trong lịch sử, trong quá trình tổ chức, xây dựng, giáo dục, rèn luyện QĐND Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “không có dân thì không có bộ đội”, “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ: “Phải nhớ rằng dân là chủ, Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”, “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào có thể tiêu diệt được”, “Có dân là có tất cả”.
“Vì nhân dân mà chiến đấu”, đã được thể hiện trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đội quân công tác, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và còn được thể hiện trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân lao động sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
*Là đội quân chiến đấu dũng cảm, mưu trí, quyết chiến, quyết thắng
Là tổ chức vũ trang cách mạng của Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân ta có chức năng chủ yếu là chiến đấu tiêu diệt kẻ thù cướp nước và bè lũ bán nước, cùng với toàn dân làm nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, các lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ cơ sở, giữ vững và phát triển phong trào cách mạng và làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy Năm Châu chấn động địa cầu.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy Năm Châu chấn động địa cầu.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước quân đội nhân dân cùng toàn dân liên tiếp đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1964), “chiến tranh cục bộ” (1965-1968), "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ, lập nên những chiến công chói lọi, tiêu biểu như: cuộc tập kích chiến lược Xuân Mậu Thân (1968) “chiến lược 1972 lịch sử”, trận “Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ; cùng với toàn dân thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân 1975, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại.
Ngày 30/4/1975 giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước.
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Quân đội ta lại phải tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, agiải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào ngày 07/01/1979, tiến tới giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia. Trong 10 năm (1979 - 1989), Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, cùng quân dân Campuchia truy quét tàn quân Pôn Pốt, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, hồi sinh đất nước.
Cũng đầu năm 1979, quân và dân ta phải chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 - 6/3/1979), nhưng trên thực tế tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong cuộc chiến đấu này, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc có ý nghĩa lịch sử rất to lớn, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Đội ngũ sẵn sàng nối tiếp truyền thống cách mạng vẻ vang
Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ lấy ngày 22/12, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là Ngày hội quốc phòng toàn dân.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta. Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, bên cạnh niềm tự hào về một quân đội bách chiến bách thắng, còn là dịp để chúng ta nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn tất cả những gì mà quân đội của chúng ta đã từng và đã trải, đã chiến đấu, hi sinh, để trưởng thành lớn mạnh, để thắng lợi vẻ vang; là dịp để chúng ta tôn vinh tất cả những thế hệ đã hiến dâng cuộc đời mình cho vinh quang của dân tộc, cho độc lập, tự do của đất nước; là dịp chúng ta tưởng nhớ những người đã mất và cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người còn sống, đang sống...
Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách để Đát nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm cho Quân đội thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Thành Công