ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 21:23:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quan tâm bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer

Báo Cà Mau

Bạc Liêu có hơn 78.000 người Khmer, chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong những năm qua, việc dạy ngôn ngữ Khmer tại các trường học, điểm chùa vùng có đông đồng bào sinh sống luôn được quan tâm.

Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) dạy chữ Khmer dịp hè 2024. Ảnh: N.Q

DUY TRÌ VIỆC DẠY CHỮ KHMER

Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, hiện Bạc Liêu có 13 trường, 70 lớp dạy tiếng nói, chữ viết DTTS (Khmer, Hoa) cho 1.788 học sinh. Công tác xóa mù chữ được các cấp đặc biệt quan tâm, tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học đều biết đọc, biết viết; hơn 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; toàn bộ các xã vùng DTTS đều có các cấp học từ mầm non đến THCS; duy trì việc dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc ở một số trường.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer, trong những năm qua, việc dạy ngôn ngữ Khmer cho con em đồng bào DTTS tại các trường học, nhà chùa Phật giáo Nam tông luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt là các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Achar, Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer luôn quan tâm truyền dạy, góp phần quan trọng trong gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer.

Tại vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, hằng năm, vào các dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông lại mở những lớp dạy ngữ văn Khmer, tin học, tiếng Anh cho con em đồng bào. Trong những “mái chùa - mái trường” này, con em đồng bào sẽ được các vị sư, Achar, Ban quản trị chùa dạy tiếng nói, chữ viết; được giáo dục về đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Hòa thượng Dương Quân - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) cung cấp thông tin: Các chùa còn dạy dỗ, định hướng các em nâng cao nhận thức, từng bước tiếp thu và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để trở thành công dân tốt, hữu ích, xứng đáng là đệ tử Phật môn “tốt đời, đẹp đạo”.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ

Là một tỉnh còn khó khăn, song Bạc Liêu dành sự quan tâm thỏa đáng và ưu tiên cho công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS. Từ đó, đời sống tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt; phong tục, tập quán, lễ nghi của đồng bào được bảo tồn, phát huy và duy trì tổ chức hằng năm, chung sức tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Trong năm 2023, UBND tỉnh đã hỗ trợ trên 520 triệu đồng cho 19 ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh (mở 51 lớp) để chi trả cho người trực tiếp dạy tiếng và chữ viết Khmer trong dịp hè. Đây là chính sách đặc thù của tỉnh đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Nghị định 05, ngày 14/1/2011 của Chính phủ đã khẳng định một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc là: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. Từ đó, tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các DTTS được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên… Chính phủ cũng nhấn mạnh: “Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các DTTS có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình”.

Để tiếp tục thực hiện Nghị định 05, UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc và Tôn giáo phối hợp tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dự thảo Nghị quyết đang được lấy ý kiến các sở, ngành, dự kiến UBND tỉnh sẽ trình, đề nghị ban hành Nghị quyết HĐND tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh vào tháng 9 tới. 

NGUYỄN QUỐC

Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh (khóa X) quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu:

Đối tượng áp dụng:

a) Người tham gia giảng dạy tiếng và chữ Khmer trong dịp hè trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gồm: Các vị sư, Achar, Ban Quản trị chùa.

b) Giáo viên dạy tiếng và chữ Hoa tại các trường ngoài hệ thống các trường công lập trong dịp hè trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

c) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện chính sách hỗ trợ.

Nội dung chính sách hỗ trợ:

a) Định mức hỗ trợ: 42.000 đồng/tiết dạy.

b) Số lượng tiết hỗ trợ: Mỗi lớp học được hỗ trợ không quá 200 tiết dạy/lớp (cụ thể là không quá 4 tiết dạy/ngày/lớp, 5 ngày/tuần/lớp và 10 tuần/lớp).

c) Số lượng người học trong mỗi lớp học: Mỗi khối lớp học có tối thiểu từ 15 người học được tổ chức 1 lớp học. Trường hợp, số lượng người học trong cùng 1 khối lớp học có trên 35 người học thì được tổ chức thêm 1 lớp học.

d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ 1 lần sau khi kết thúc khóa học. Mỗi người tham gia giảng dạy chỉ được hỗ trợ tối đa 200 tiết dạy/năm học.

e) Thời gian thực hiện: 5 năm (từ năm 2025 - 2030).

g) Kinh phí thực hiện: Do ngân sách nhà nước cấp tỉnh đảm bảo.

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.