ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 05:06:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quan tâm đào tạo giáo viên kế thừa

Báo Cà Mau Ngày 15/3, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau tiếp tục có chuyến khảo sát về tình hình triển khai, thực hiện một số nội dung lĩnh vực giáo dục trên địa bàn đào tạo thế hệ giáo huyện Trần Văn Thời.

Qua khảo sát tại Trường Mầm non Khánh Bình Tây, Trường Tiểu học 2 Khánh Bình Tây và có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ và lãnh đạo một số điểm trường trên địa bàn, ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, nhấn mạnh, huyện Trần Văn Thời cũng như các huyện, thành phố trong tỉnh, cần quan tâm, có giải pháp đào tạo giáo viên kế thừa để thay thế lực lượng giáo viên nghỉ hưu ở những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ và lãnh đạo một số điểm trường trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, năm học 2023-2024 trên địa bàn có 79 trường và 45 điểm trường lẻ, 988 lớp, gần 30 ngàn học sinh, 1.991 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. So với số biên chế được giao, hiện thiếu 138 biên chế; so với định mức của Bộ, thiếu 22 biên chế, chủ yếu giáo viên ở các môn: Tiếng Anh, Tin học, nhân viên y tế, thư viện, thiết bị, thí nghiệm.

Năm 2023, huyện tuyển dụng 49/133 biên chế, đạt 36,8% chỉ tiêu, trong đó cấp tiểu học chỉ đạt 29,5%.

Ông Trần Hùng Dũng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời, thông tin, thực hiện theo Thông tư 19, Thông tư 20 về vị trí việc làm giáo viên , huyện gặp nhiều khó khăn. Hầu hết diện tích phòng học nhỏ không đảm bảo quy định (cấp tiểu học 35 học sinh/lớp, THCS 45 hoc sinh/lớp). Quy định về số lượng bình quân học sinh/lớp để tính định mức giáo viên chung cho nhà trường chưa phù hợp với số lượng học sinh thực tế của từng khối lớp khi phân chia lớp. Bên cạnh đó, số lớp tăng dẫn đến việc thiếu giáo viên, thiếu phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng.

Qua khảo sát tại Trường Tiểu học 2 Khánh Bình Tây và Trường Mầm non Khánh Bình Tây, đoàn công tác ghi nhận các trường gặp một số khó khăn như: thiếu giáo viên; điều kiện công tác; chế độ trợ cấp và đãi ngộ cho giáo viên còn hạn chế. (Trong ảnh: Đoàn khảo sát tại Trường Tiểu học 2 Khánh Bình Tây). 

Huyện Trần Văn Thời kiến nghị UBND tỉnh cho phép địa phương tuyển dụng sinh viên, giáo viên đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc có bằng cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học tiếng Anh, Tin học; Xem xét xác định số học sinh chia theo vùng trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế học sinh/lớp từng khối, diện tích phòng học để bố trí phù hợp.

Đồng thời, đề xuất tỉnh hỗ trợ thêm cho giáo viên trình độ cao đẳng bằng 1 lần lương cơ sở/tháng, vì đối tượng này hưởng 85% mức lương cao đẳng hệ số 2,10 là rất thấp; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên THCS để chuyển đổi sang giảng dạy các môn tổ hợp theo lộ trình đổi mới Giáo dục phổ thông 2018.

Qua khảo sát, ông Nguyễn Phương Đông cho rằng lĩnh vực giáo dục của huyện Trần Văn Thời đảm bảo, cơ sở vật chất khang trang, nề nếp; không có giáo viên ở xa đến công tác, đời sống giáo viên ổn định. Tình trạng thiếu giáo viên chỉ ở mức cục bộ theo môn. Sau đợt khảo sát, Ban sẽ phối hợp với Ban Kinh tế - Ngân sách rà soát lại kinh phí dành cho giáo dục tại các huyện để đảm bảo công bằng giữa các trường, khu vực.

Mộng Thường

Chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26-29/6/2024. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), phương án tổ chức kỳ thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023.

Ðổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

Nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông đạt chuẩn quốc gia

Là một trong những điểm trường vùng sâu, vùng xa của huyện U Minh, sau hơn 20 năm thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận, được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Kỹ lưỡng chọn sách giáo khoa mới

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), năm học 2024-2025 là năm ngành giáo dục sử dụng toàn bộ sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, Bộ GD&ÐT đã phê duyệt và công bố danh mục SGK lớp 5, 9, 12 được sử dụng từ năm học 2024-2025. Ðây là cơ sở để các nhà trường lựa chọn SGK đưa vào giảng dạy. Hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương lựa chọn SGK đảm bảo đúng quy định.

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả

“Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên, đảm bảo thẩm mỹ và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”. Ðó là một trong những chỉ đạo cụ thể về công tác xây dựng Mô hình “Trường học xanh” được Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) Phú Tân triển khai phát động trong toàn ngành từ ngày 1/5/2023. Sau 1 năm thực hiện, diện mạo cảnh quan và nhiều hiệu quả giáo dục ở các trường được lan toả tích cực.

Dạy trẻ yêu môi trường từ bậc mầm non

Ðối với trẻ mầm non, việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu đời rất quan trọng, không chỉ để trẻ xây dựng thái độ ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết sống chan hoà với môi trường, mà xa hơn còn là cách để bảo vệ bầu không khí trong lành, khám phá sự tìm tòi với cảnh vật xung quanh, hướng đến giữ gìn lớp học sạch, đẹp và thân thiện.

Tổ chức học bán trú ở những trường có đủ điều kiện

Ngày 25/12/2023, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có công văn gửi Phòng GD&ÐT các huyện và TP Cà Mau về việc chấn chỉnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú. Theo đó, Sở chỉ đạo rà soát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo Chương trình Giáo dục phổ thông 2028, Chương trình Giáo dục mầm non.

Chuyến xe tri thức về vùng xa

Nhằm xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho thiếu nhi, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/4, vừa qua, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi tổ chức chuyến xe thư viện lưu động về phục vụ học sinh tại Trường Tiểu học Tân Hồng, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi. Chuyến xe mang đến niềm vui không nhỏ cho học sinh nơi đây.

Thước đo chất lượng giáo dục

Song hành với đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Linh hoạt, chủ động trong phương pháp bồi dưỡng, khơi dậy tâm huyết của giáo viên và nỗ lực học tập của học sinh, thành phố đang trở thành địa phương dẫn đầu của tỉnh về giáo dục mũi nhọn.

Tươi mới, thân thiện không gian học đường

Dọc các hành lang, cầu thang và lớp học tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP Cà Mau) đều có những tranh vẽ sinh động với nhiều chủ đề, giúp các em vui vẻ hơn và có tinh thần học tập hơn.