ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 03:28:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Báo chí xung kích giữ gìn, bảo vệ an ninh biên giới biển, đảo tỉnh Cà Mau

Báo Cà Mau Ðể bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, cần đến sức mạnh tổng hợp của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và có sự kết hợp chặt chẽ trên tất cả các mặt trận, các lĩnh vực, trong đó, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động báo chí, truyền thông của tỉnh Cà Mau những năm qua đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, truyền tải thông tin kịp thời, tuyên truyền đến người dân các chủ trương, quan điểm của Ðảng, Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển, đảo.

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có chiều dài bờ biển 254 km, với 3 mặt giáp biển, vùng biển rộng trên 71.000 km2; nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Khu vực biên giới biển có 23 xã, thị trấn, thuộc 6 huyện ven biển (Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, Năm Căn, U Minh), có 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và hòn Ðá Bạc, có điểm cơ sở A2 (hòn Ðá Lẻ) thuộc cụm đảo Hòn Khoai, cách phía Ðông Nam của đảo Hòn Khoai khoảng 4,16 hải lý. Dân số ở khu vực biên giới biển chiếm khoảng 30% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, có trên 4.500 hộ, khoảng 10.000 nhân khẩu, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản.

Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cùng bờ biển dài, tiếp giáp với biển Ðông và vịnh Thái Lan, giúp tỉnh Cà Mau có điều kiện thuận lợi, tạo ra tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh biên giới biển, đảo. Khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình khu vực, biển Ðông tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, vùng biển Tây Nam có sự gia tăng hoạt động đánh bắt hải sản trái phép của các tàu nước ngoài, các trường hợp tàu cá ngư dân ta tranh chấp ngư trường và bị lực lượng chấp pháp trên biển nước ngoài (chủ yếu là Malaysia, Thái Lan, Campuchia) bắt giữ vẫn còn xảy ra; hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép; tội phạm về vận chuyển, buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại, nhất là vận chuyển xăng, dầu trái phép trên biển... Từ tình hình trên, chúng ta thấy được vấn đề an ninh biên giới biển luôn là vấn đề “nóng”, “nhạy cảm”, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh - quốc phòng.

Chiến sĩ Ðồn Biên phòng Ðất Mũi tuần tra giữ gìn an ninh trật tự tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau. Ảnh: LÊ KHOA

Chiến sĩ Ðồn Biên phòng Ðất Mũi tuần tra giữ gìn an ninh trật tự tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau. Ảnh: LÊ KHOA

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ trước đến nay, Ðảng và Nhà nước ta đều khẳng định rõ ràng, nhất quán quan điểm: chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, không thể để bị xâm phạm; Việt Nam “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển”. Những quan điểm này được Ðảng, Nhà nước ta khẳng định nhiều lần, rõ ràng, công khai, thể hiện sự kiên quyết của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển.

Cà Mau là một trong những địa phương có vị trí chiến lược về an ninh biên giới biển; việc bảo vệ an ninh biên giới biển của tỉnh không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định của vùng biển nước ta nói chung, biển Tây Nam nói riêng mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vấn đề an ninh trên khu vực biên giới biển và cuộc sống người dân. Trong đó, báo chí có vai trò rất quan trọng, không chỉ là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng mà còn là vũ khí tư tưởng sắc bén, công cụ giám sát, phản ánh tình hình thực tế, cùng với Bộ đội Biên phòng tỉnh và các lực lượng chức năng khác thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền biển, đảo nơi cực Nam của Tổ quốc.

Báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo, đài của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam nói chung, biển đảo Cà Mau nói riêng, cũng như trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biên giới biển. Thông qua những tin, bài, hình ảnh trên báo chí đã góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước; nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo trong các tầng lớp Nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.

Phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh phỏng vấn “Thầy giáo quân hàm xanh” về lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối. Ảnh: HUỲNH LÂM

Phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh phỏng vấn “Thầy giáo quân hàm xanh” về lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối. Ảnh: HUỲNH LÂM

Bên cạnh việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo, báo chí còn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, phản ánh kịp thời, toàn diện trên các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quân sự, quốc phòng - an ninh, biên phòng. Ðã có nhiều bài viết chuyên sâu, lý luận sắc bén, có dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu, giúp tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng; đồng thời, báo chí còn là công cụ giúp phơi bày, vạch ra những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; lên án, răn đe các hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo. Việc công khai những thông tin này không chỉ giúp người dân và cấp uỷ, chính quyền địa phương nhận thức về mối đe doạ, các hành vi sai trái mà còn làm tăng sức ép của cộng đồng đối với các hành vi vi phạm.

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức các loại hình báo chí luôn được quan tâm; nội dung tuyên truyền đã liên hệ chặt chẽ với thực tế tình hình tại địa phương, nhất là khu vực biên giới, nội dung thông tin được biên tập phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo hiệu quả tuyên truyền. Trong đó, báo chí đã tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản luật pháp quốc tế về các vấn đề liên quan tới chủ quyền biển, đảo; thông tin về các hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo, tình hình khai thác tài nguyên biển; các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); khai thác thuỷ sản mang tính chất huỷ diệt; cách thức bảo vệ tài nguyên biển và những kết quả trong công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển bằng những hình ảnh cụ thể, con người cụ thể với các chuyến công tác ở vùng biển, hải đảo, bám biển cùng ngư dân để có những tin, bài nóng hổi, phản ánh hoạt động thực tế của ngư dân ta trên vùng biển Việt Nam; giải thích rõ ràng, chính xác về lịch sử, pháp lý và hiện trạng các vấn đề liên quan đến biển đảo, giúp người dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển.

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng cùng các lực lượng chức năng trên đảo Hòn Khoai ra quân dọn rác thải. Ảnh: LÊ KHOA

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng cùng các lực lượng chức năng trên đảo Hòn Khoai ra quân dọn rác thải. Ảnh: LÊ KHOA

 Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, báo chí đã giúp nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ an ninh biên giới biển thông qua tuyên truyền các cuộc thi, hội thảo, toạ đàm, nhằm tạo ra diễn đàn để người dân, các chuyên gia và các tổ chức cùng thảo luận, chia sẻ thông tin trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các cơ quan báo chí và lực lượng chức năng đã xây dựng, phát sóng những chuyên mục về biển, đảo như: chuyên mục Biên giới lãnh thổ và “Vì chủ quyền an ninh biên giới”... Qua đó, tạo được sự đồng thuận và đoàn kết dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Ðể đảm bảo thông tin đến với người dân chính xác, đầy đủ, phản ánh kịp thời các vấn đề biển, đảo nước ta nói chung và biển, đảo Cà Mau nói riêng, nhất là trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh chóng, phức tạp, trong đó có vấn đề biển Ðông và biển Tây Nam, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung mang tính giải pháp như sau:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, Nhân dân trên khu vực biên giới biển chấp hành và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi đôi với chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị về vấn đề biển, đảo Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền biển, đảo, không ngừng bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; duy trì thực hiện tốt các mô hình vận động quần chúng, “dân vận khéo”, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng trong việc quản lý, giữ gìn an ninh biên giới biển, đảo của tỉnh.

Báo chí luôn kịp thời tuyên truyền, cổ vũ lực lượng biên phòng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới biển. Ảnh: LÊ KHOA

Báo chí luôn kịp thời tuyên truyền, cổ vũ lực lượng biên phòng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới biển. Ảnh: LÊ KHOA

Hai là, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thời sự, dư luận xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới biển, đảo. Tích cực nghiên cứu, nắm vững các kiến thức (các hiệp ước quốc tế, Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020...), vấn đề pháp lý, lịch sử và thực tiễn liên quan đến biển đảo, đặc biệt là diễn biến chính trị, ngoại giao, an ninh trong khu vực, biển Ðông và các tranh chấp biển, đảo sẽ giúp phóng viên truyền đạt thông tin chính xác, khách quan. Nội dung tuyên truyền cần cô đọng, dễ hiểu, được biên tập phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền. Bên cạnh đó, việc nâng cao kỹ năng tác nghiệp trong điều kiện khó khăn về thời tiết, địa hình, giao thông đi lại và các phương pháp thu thập thông tin chính xác sẽ giúp phóng viên nâng cao chất lượng công việc và phản ánh trung thực, sinh động, kịp thời các vấn đề về an ninh biển, đảo. Từ đó, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân về các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Chiến sĩ mới của Ðại đội Huấn luyện cơ động Bộ đội Biên phòng Cà Mau. Ảnh: LÊ KHOA

Chiến sĩ mới của Ðại đội Huấn luyện cơ động Bộ đội Biên phòng Cà Mau. Ảnh: LÊ KHOA

Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang (Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển) và báo chí. Cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình an ninh biên giới biển và chia sẻ thông tin về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để báo chí tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của các tầng lớp Nhân dân. Ðiều này sẽ giúp báo chí có thêm thông tin để tuyên truyền và phản ánh các vấn đề liên quan đến biển, đảo. Ðồng thời, phối hợp với các cơ quan tư pháp (toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án) tổ chức các phiên toà lưu động, xét xử các vụ án liên quan đến vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo, gây ảnh hướng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển để vừa tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, vừa có sức răn đe trong cộng đồng.

Bốn là, ứng dụng công nghệ mới trong công tác báo chí, sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền và giám sát. Diễn đàn trực tuyến trên các trang web, blog, mạng xã hội..., có thể là những công cụ quan trọng giúp đưa thông tin chính thống đến với cộng đồng một cách nhanh chóng và rộng rãi nhất; đồng thời định hướng, giải thích cho người dân những ý kiến, quan điểm chưa đúng, phản bác những thông tin sai sự thật, thông tin không chính thống... để giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn hơn trong tiếp nhận thông tin có liên quan đến chủ quyền biển, đảo.

Báo chí luôn là món ăn tinh thần và là người bạn đồng hành của Bộ đội Biên phòng. (Trong ảnh: Giờ đọc báo của chiến sĩ Ðồn Biên phòng Hòn Khoai). Ảnh: LÊ KHOA

Báo chí luôn là món ăn tinh thần và là người bạn đồng hành của Bộ đội Biên phòng. (Trong ảnh: Giờ đọc báo của chiến sĩ Ðồn Biên phòng Hòn Khoai). Ảnh: LÊ KHOA

Tóm lại, tham gia giữ gìn an ninh biên giới biển, đảo là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Do đó, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, lấy vai trò của các lực lượng vũ trang làm nòng cốt, trong đó báo chí có vai trò hết sức quan trọng, vừa là công cụ đắc lực, vũ khí tư tưởng sắc bén, vừa đóng vai trò xung kích trong việc phản ánh, giám sát và đấu tranh với các hành vi sai trái, định hướng, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của chủ quyền biển, đảo trong tình hình hiện nay, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Tăng cường sức mạnh biên phòng trong tình hình mới

Sáng nay (25/6), Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng, ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công bố quyết định lập Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường sau sáp nhập

Sáng 25/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định giải thể Ban CHQS cấp xã, phường, thị trấn; thành lập Ban CHQS cấp xã mới sau sáp nhập.

Phối hợp giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biển Tây Nam

Từ ngày 25-27/6, Tàu Cảnh sát biển 2002 thuộc Hải đội 401, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đưa Đoàn công tác gồm lãnh đạo, đại diện các địa phương: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi khảo sát, nắm tình hình thực tế tại vùng biển, đảo Tây Nam.

Tự hào truyền thống vẻ vang

Phát huy truyền thống 50 năm hào hùng và vẻ vang, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo, vì bình yên cuộc sống của Nhân dân.

Công bố quyết định sáp nhập và tổ chức lại cơ quan quân sự thuộc Quân khu 9

Sáng 24/6, tại TP Cần Thơ, Quân khu 9 tổ chức Lễ công bố Quyết định sáp nhập, tổ chức lại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) cấp tỉnh; thành lập Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực và trao Quân kỳ Quyết thắng cho các đơn vị mới thành lập.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Ðồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) và sức ép sinh kế đối với ngư dân ven biển, tỉnh Cà Mau đang tích cực triển khai mô hình đồng quản lý dựa vào cộng đồng, trọng tâm là giao quyền và trách nhiệm quản lý tài nguyên biển cho chính người dân. Mô hình bước đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặt nền tảng cho chiến lược phát triển nghề cá bền vững và phục hồi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Hải quân Việt Nam - Campuchia tuần tra chung lần thứ 79

Sáng 22/6, Tàu 251 thuộc Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), hoàn thành chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Ngày 21/6, tại huyện Năm Căn, Bộ Y tế phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân.