ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:11:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc thái văn hoá cộng hưởng

Báo Cà Mau (CMO) Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Mỗi dân tộc có phong tục truyền thống và sinh hoạt văn hoá khác nhau, tạo nên bức tranh văn hoá với những nét chấm phá độc đáo.

Văn minh lúa nước

Từ thời văn minh lúa nước, văn hoá của dân tộc Kinh (người Việt) phát triển đa dạng trong sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng dân gian…, tạo ra những giá trị chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật. Phong tục truyền thống đã được các lưu dân mang theo khi đến khai khẩn vùng đất nê địa ở Cà Mau, để làm nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế gia đình, xây dựng xóm ấp và gắn kết cộng đồng xã hội.

Lễ hội đình, miếu, văn hoá tâm linh của người Việt. (Ảnh chụp lễ cúng Kỳ yên ở đình Tân Thành).

Bà Tôn Thị Hai (người cao niên ngụ Phường 4, TP Cà Mau) cho rằng: “Dân tộc Kinh có truyền thống đoàn kết, gắn bó, cần cù. Người Việt không chỉ tạo ra những giá trị vật chất dựa vào thiên nhiên mà còn sáng tạo những giá trị tinh thần qua câu hò, điệu lý, cường điệu những câu chuyện trong đời sống hàng ngày để tạo tiếng cười sảng khoái mà bác Ba Phi (Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi) là một khuôn mẫu và ông cũng là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng”.

Người Việt có lối sống giản dị, phóng khoáng và cẩn trọng giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. Nhà cửa có thể xây cất khác nhau tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng giữa nhà phải đặt bàn thờ gia tiên để thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và giáo dục con cái về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Văn hoá người Việt không chỉ thể hiện qua cách ăn, ở, trang phục, ngôn ngữ vùng miền…, mà tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng đa dạng, phong phú qua các lễ hội đình, miếu và vía mẫu. Tiêu biểu là Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Ðốc, một trong những nét đặc trưng văn hoá của người Việt ở Cà Mau đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Sắc màu lễ hội

Trong số đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau, người Khmer là đông nhất, với hơn 9.670 hộ dân, cư trú đan xen trong cộng đồng dân cư từ thành phố đến các vùng nông thôn. Cũng như người Việt, người Khmer có phong tục và lễ hội rất phong phú, đa dạng.

Người Khmer tín ngưỡng theo 2 tôn giáo chính là Bà La Môn và Phật giáo Nam tông. Vì vậy, chùa chiền không chỉ là nơi thiêng liêng để gửi gắm niềm tin trong đời sống hiện tại, ước muốn, hy vọng trong tương lai, mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức lễ hội.

Lễ Dâng y của người Khmer.

Một năm, ngoài 3 lễ hội chính là Chôl Chnăm Thmây, Sene Dolta, Ok Om Bok, người Khmer còn có 5 lễ hội lớn khác được tổ chức theo nghi thức Phật giáo. Nhiều lễ hội được tổ chức thường niên và rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống, cộng đồng dân cư quen gọi chung là Tết của người Khmer.

Theo ông Lý Thăng Trắng, Trưởng ban Hoằng pháp (Achar) chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình: “Thực hiện theo phong tục thì trong năm, người Khmer có đến 30 lễ hội lớn nhỏ, trong đó Chôl Chnăm Thmây là Tết cổ truyền, còn Sene Dolta, Ok Om Bok… là lễ lớn. Bên cạnh việc giữ gìn phong tục, lễ hội truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã hội thì văn học, nghệ thuật biểu diễn của người Khmer cũng sớm phát triển, lưu truyền phổ biến trong cộng đồng, như sân khấu Rô băm (thể loại kịch múa), sân khấu Dù kê với điệu múa Lâm thol… Thật phấn khởi là nghệ thuật nhạc trống lớn của dân tộc Khmer ở huyện Thới Bình đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Tam giáo đồng nguyên

Cùng với người Kinh, người Khmer, người Hoa đã sớm có mặt ở vùng đất Cà Mau, cộng cư cùng các dân tộc anh em chinh phục thiên nhiên, dựng nhà lập xóm. Với người Hoa, đời sống tâm linh luôn là điểm tựa tinh thần trong lao động, sản xuất, gắn kết cộng đồng. Vì vậy, nơi nào có đông người Hoa định cư thì ở đó có chùa, miếu thờ Phật, Tổ sư, các vị thánh, thần… theo phong tục tín ngưỡng tam giáo đồng nguyên (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo).

Người Hoa không chỉ giỏi việc giao thương mà ẩm thực cũng rất phong phú. Với quan niệm “Dĩ thực vi tiên”, người Hoa chăm chút những món ăn kết hợp hài hoà các gia vị truyền thống, không chỉ làm ra món ngon mà còn giúp tăng cường sức khoẻ. Bên cạnh đó, người Hoa luôn ý thức bảo tồn văn hoá truyền thống và đoàn kết, gắn bó cộng đồng, sẵn lòng tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Lễ chùa, văn hoá tâm linh của người Hoa. (Ảnh chụp người Hoa viếng chùa Bà Thiên Hậu).

Ông Khổng Cảnh Sanh, Hội trưởng danh dự Hội Tương tế người Hoa Cà Mau, cho biết: “Người Hoa ở Cà Mau có nhiều nhóm, trong đó người Triều Châu chiếm đa số. Văn hoá tâm linh gắn với phong tục tập quán được thể hiện qua các lễ hội đã tạo nét đặc trưng riêng biệt của người Triều Châu. Trong đó có Lễ vía bà Thiên Hậu, lễ lớn nhất trong năm của người Triều Châu đã trở thành Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia”.

Cộng hưởng sắc thái các dân tộc ở Cà Mau được thể hiện rõ nét qua Tết Nguyên đán của người Việt, Lễ vía bà Thiên Hậu của người Hoa, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer… Qua nhiều thăng trầm của thời gian, sự giao thoa huyết thống và văn hoá cộng đồng của các dân tộc đã hoà quyện thành nét văn hoá riêng biệt của vùng đất cực Nam./.

 

Mỹ Pha

 

Liên kết hữu ích

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xoá nhà tạm

Huyện Phú Tân đã và đang huy động mọi nguồn lực để hiện thực hoá giấc mơ an cư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Trao tặng 2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Chiều 16/4, Công đoàn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phối hợp với Cảng Hàng không Cà Mau tổ chức trao tặng 2 nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn trên địa bàn Phường 6 và phường Tân Thành, TP Cà Mau, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ðẩy nhanh tiến độ thông xe kỹ thuật cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào là một trong những công trình trọng điểm trong tuyến trục Ðông - Tây, kết nối cửa biển Sông Ðốc của tỉnh Cà Mau đến cửa biển Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu. Ðây là công trình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực ven biển của 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu.

Ký kết hợp đồng tín dụng dự án nhà ở xã hội

Sáng nay (15/4) Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển đến dự Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietinbank Cà Mau) với Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Á Đông (Á Đông Holdings).

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.