ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 02:02:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng phục vụ Tết

Báo Cà Mau (CMO) Cuối năm, bên cạnh dọn dẹp nhà cửa, nhà nhà đều chuẩn bị mua sắm bánh kẹo, thực phẩm thiết yếu để dự trù trong gia đình. Ngoài ra, để thăm viếng họ hàng, ông bà, bạn bè… thì chi cho bằng những giỏ quà Tết đầy màu sắc. Ðáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, thị trường hàng hoá bắt đầu nóng dần lên.Thời điểm hiện tại các quầy, cửa hàng lẫn các đơn vị vận tải đang tất bật chuẩn bị các phương án để phục vụ người dân được tốt nhất.

Sức mua nóng dần

Không ồ ạt như thị trường thực phẩm, bánh kẹo Tết, những gói quà, giỏ quà Tết thường chỉ thực sự nhộn nhịp và hút khách những ngày cận Tết, hoặc đầu năm mới. Ðể tạo điểm nhấn và phong phú những mặt hàng được gói ghém trong quà tặng, các chủ cơ sở, người kinh doanh thường nhập hàng từ rất sớm, vừa để hàng hoá có giá phải chăng, lại không phải chịu cảnh cạnh tranh, săn hàng kém chất lượng.

Chị Nguyễn Ngọc Phương, chủ cửa hàng Nghĩa (Phường 2, TP Cà Mau) có thâm niên kinh doanh mặt hàng phục vụ Tết nhiều năm qua. Ðể đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo người tiêu dùng, lượng hàng hoá cửa hàng nhập vào tăng từ 20-30% sản lượng, trong đó các dòng bánh, kẹo, mứt có hơn 40 loại, được nhập trữ kho từ đầu tháng 11 âm lịch. Hiện sức mua đang tăng dần. Ngoài ra, cửa hàng cũng chọn ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp để phục vụ nhu cầu biếu tặng các giỏ quà khi khách cần.

Chị Ngọc Phương cho biết: “Tại cửa hàng hiện có giỏ quà gói sẵn và nhận đặt gói quà theo nhu cầu của khách hàng. Tiêu chí để gói giỏ quà thì vẻ ngoài bắt mắt, ưu tiên những hộp bánh to, đặc biệt một giỏ sẽ đầy đủ bánh, mứt, nước, trà, rượu, hạt dinh dưỡng, thực phẩm chức năng sữa, yến… giá cả phù hợp từ bình dân đến cao cấp. Thường giá chào hàng là từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng tuỳ vật phẩm, hàng hoá bên trong. Do đây là các mặt hàng bán hàng ngày, có sẵn, nên khi vơi nhân viên sẽ gói thêm để tránh bụi”.

Xu hướng mua sắm quà của người tiêu dùng năm nay nghiêng về chất lượng, giá trị hơn là vẻ ngoài, đặc biệt ưu tiên chọn những thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ. (Ảnh chụp tại tiệm bánh kẹo Nghĩa, Phường 2, TP Cà Mau).

Chị Ðỗ Muội, Ấp 4, xã Khánh Hội, huyện U Minh, từng mua phải những giỏ quà kém chất lượng; gói quà thường trộn kèm một số sản phẩm bán chậm, cận hạn sử dụng. Vì vậy, khi kinh doanh thời vụ Tết, chị quan tâm vấn đề đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng các sản phẩm bên trong giỏ quà.

Chị Muội chia sẻ: “Giỏ chỉ tầm 250-500 ngàn đồng, còn ai muốn cao cấp hơn có thể đặt trước, giá khá bình dân để người lao động thu nhập thấp vẫn có thể dễ dàng mua được. Năm nay, ngoài gói thông dụng, giỏ quà còn được biến tấu thêm một số mẫu tháp nước, bánh... kèm hoa lá rất sang, y như những mâm bưng đám tiệc, giá lại rất rẻ, vì vậy lượng đặt hàng rất nhiều. Thông thường giỏ quà bán chạy nhất vẫn là từ Mùng 1 đến Mùng 5, khi khách bắt đầu đi du xuân”.

Vẫn như mọi năm, bên cạnh các sản phẩm bánh mứt hàng công ty, hàng nhập khẩu có mặt trên thị trường thì phần đông người tiêu dùng tự làm bánh mứt yêu thích, hoặc chọn những nơi chuyên làm thủ công để món ngon vừa đậm vị lại an toàn.

Gắn bó với việc làm mứt Tết thời vụ, đây cũng là công việc mang lại nguồn thu khá cho gia đình bà Trương Thị The, 76 tuổi, ngụ Ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau hàng năm. Khác với nhiều nơi, bánh, kẹo, mứt bà The làm không dùng phẩm màu hoặc chất bảo quản, do vậy, để hoàn thành mẻ sản phẩm mất rất nhiều thời gian. Bán chạy nhất vẫn là mứt gừng, mứt me, mứt cau...

“Lớn tuổi nhưng vẫn thích làm mứt để bán Tết, chủ yếu là góp thêm không khí cho ngày xuân. Qua nhiều năm, các mối mua cũ vẫn ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là qua Tết vẫn đặt để mang lên thành phố ăn dần. Gì chứ Tết mà thiếu mứt, thiếu kẹo coi như là xuân chưa trọn vẹn. Nguyên liệu thì mua tại quê, số ít nhà trồng nên giá thành tôi bán cũng vừa phải, chủ yếu là lấy công làm lời, dư chút tiền bỏ túi yên tâm tuổi già”, bà The bộc bạch.

Ðảm bảo công tác vận tải hành khách

Nhộn nhịp không kém thị trường hàng hoá, nhu yếu phẩm, tại Bến xe khách Cà Mau, Ban Ðiều hành bến xe chủ động lập nhiều phương án để phục vụ hành khách được tốt nhất, trong đó có việc chuẩn bị xe dự phòng, tăng tuyến.

Theo nhận định của các nhà xe, tết Nguyên đán hàng năm là thời gian nhà xe vào kỳ cao điểm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, nhất là dự đoán năm nay số lượt người đi và về tăng mạnh do dịch bệnh đã được kiểm soát.

Ðược biết, có hơn 400 phương tiện tham gia hoạt động tại bến, mỗi ngày có khoảng 150 xe di chuyển qua lại các tuyến tỉnh miền Tây, Ðồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh... Bước vào cao điểm, đơn vị huy động dự phòng thêm 36 xe khách đến từ 40 đơn vị vận tải, chủ phương tiện, doanh nghiệp tăng cường chạy các tuyến cố định đường dài, tránh tình trạng khách ứ đọng tại bến xe, hoặc phải chờ tuyến.

Ðể bảo đảm phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán, Bến xe khách Cà Mau tăng cường thêm 36 xe chạy tăng chuyến đến từ 40 doanh nghiệp vận tải.

Ngoài ra, vì thời điểm Tết, lượt người, hàng hoá, xe ra vào nhộn nhịp, liên tục; lợi dụng tình hình trên, một số phần tử xấu sẽ trà trộn thực hiện các hành vi móc túi, lừa gạt, trục lợi, trộm cắp tài sản... Chính vì vậy, công tác đảm bảo an ninh trật tự trước, trong, sau Tết vẫn phải siết chặt, tăng cường các đội tuần tra, kiểm soát giá vé niêm yết, tránh để xảy ra sự cố không mong muốn.

Ông Phạm Văn Phương, Trưởng ban Ðiều hành Bến xe khách Cà Mau, cho biết: “Ðể đảm bảo công tác an ninh trật tự tại bến xe, chúng tôi phối hợp với Công an Phường 6, bảo vệ dân phố, lực lượng bảo vệ luân phiên túc trực 24/24 tuần tra kiểm soát trong khu vực bến, để bà con yên tâm khi di chuyển vui xuân đón Tết, mỗi ca trực khoảng 10 người. Hàng năm, trước tết Nguyên đán 5 ngày, các tỉnh bạn tăng cường giải toả khách xuống Cà Mau. Qua Tết, từ Mùng 4 đến Mùng 10, lượng khách Cà Mau đi đến các tỉnh khác tăng cao, trở lại làm việc”.

Ban điều hành bến xe tiếp tục nhận kê khai hồ sơ xây dựng giá cước đến từ các doanh nghiệp vận tải, theo thống kê giá cước có thể tăng từ 40% cho tuyến gần, 60% cho các tuyến xa, như Quảng Ngãi, Hà Nội. Việc tăng giá vé nhằm đảm bảo bù đắp chi phí cho chiều rỗng lượt về.

Ông Hà Duy Tuấn, Trưởng chi nhánh Công ty xe khách Phương Trang Cà Mau, chia sẻ: “Tết Nguyên đán công ty vẫn giữ nguyên các tài chuyến và có thể điều động thêm khoảng 8 xe để phục vụ hành khách di chuyển, trong trường hợp nếu lượng khách tăng đột biến sẽ tiếp tục tăng chuyến".

Ðể đảm bảo công tác vận tải hành khách trong dịp Tết, Sở GTVT phối hợp với lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải. Xử lý các vi phạm đối với lái xe, nhân viên phục vụ, đơn vị vận tải. Kiên quyết không để phương tiện chở quá số người quy định, không đảm bảo các điều kiện xuất bến...

 

Nhi Ngô

 

Xe đức lộc nha trang Bộ sưu tập hộp quà tết cao cấp, sang trọngCông ty quà tặng tết Grand Cru - Wine & Gift

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.