ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:53:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng vận hành trung tâm điều hành thông minh

Báo Cà Mau Ðược đánh giá là một trong những dự án quan trọng trong Ðề án chuyển đổi số của tỉnh, sau thời gian chuẩn bị, vận hành thử nghiệm, đến nay Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) đã cơ bản hoàn thiện và sẵn sàng đi vào vận hành chính thức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của tỉnh, hiện thực hoá Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn.

Bà Trần Thị Cẩm Hằng, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho biết: “Qua thời gian dài triển khai xây dựng, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, đến nay Trung tâm IOC đã hoàn thiện và sẵn sàng đi vào hoạt động, với nhiệm vụ chính là thực hiện thu thập, xử lý dữ liệu thông tin, hiển thị trực quan 13 lĩnh vực. Qua đó, IOC sẽ cung cấp cho các cấp chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh đang diễn ra; sự tương tác của người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh”.

Nhiều tính năng hiện đại

Với vai trò là hệ thống thông tin tập trung về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh theo thời gian thực, Trung tâm IOC được xây dựng với 4 cấu phần chính: trang thiết bị tại Phòng Ðiều hành IOC; trang bị Server vận hành Phần mềm lõi IOC; hệ thống camera AI; phần mềm lõi vận hành IOC và tích hợp các ứng dụng của ngành, lĩnh vực đang quản lý để thu thập và khai thác dữ liệu. Trung tâm IOC được trang bị 18 tấm màn hình ghép chuyên dụng với công nghệ mới nhất, được bố trí tại sảnh chính phía ngoài Phòng giám sát, điều hành trung tâm. Hệ thống camera phục vụ lưu trữ các hình ảnh trong suốt quá trình hoạt động.

Các kỹ sư của Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở TT&TT tỉnh thực hiện thao tác vận hành thử nghiệm hệ thống IOC trên máy.

"Cùng với đó, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và máy chủ được đầu tư bổ sung cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đặt tại Sở TT&TT, được triển khai công nghệ điện toán đám mây, cho phép tỉnh khai thác tối đa hiệu suất hạ tầng các thiết bị đã được đầu tư. Ðặc biệt, có thể phân tích, khai phá dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị, kiến tạo phát triển cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương trên địa bàn tỉnh", ông Trần Quốc Toàn, Phó trưởng phòng Công nghệ thông tin - Bưu chính - Viễn thông, Sở TT&TT, chia sẻ.

Ngoài ra, hệ thống phần mềm điều hành thông minh được thiết kế trên cơ sở khung tham chiếu đô thị thông minh đã được Bộ TT&TT ban hành và đồng bộ với kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, giúp lãnh đạo dễ dàng quản trị, điều hành nền hành chính công của tỉnh phát triển năng động, phù hợp với biến động liên tục của tình hình thực tiễn.

 “Ðiểm đặc biệt của hệ thống này là cung cấp ứng dụng IOC trên điện thoại di động, máy tính bảng. Ðiểm khác biệt là tích hợp được công nghệ trợ lý ảo có thể trả lời, giải đáp số liệu các lĩnh vực mà IOC đã thu thập, hỗ trợ cho lãnh đạo tỉnh dễ dàng giám sát, khai thác dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, từ đó đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh”, bà Trần Thị Cẩm Hằng phân tích thêm.

Thu thập, xử lý dữ liệu thông tin 13 lĩnh vực

Với đầu tư thiết kế như trên, Trung tâm IOC sẽ thực hiện thu thập, xử lý dữ liệu thông tin, hiển thị trực quan 13 lĩnh vực của tỉnh. Trong đó, trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, IOC sẽ giám sát theo thời gian thực, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. “Các chỉ số này được biểu diễn theo dạng biểu đồ, có thể hiện tỷ lệ hoàn thành, mức độ tương quan so sánh với kết quả các năm, hỗ trợ theo dõi một cách trực quan, chi tiết, cụ thể. Giúp lãnh đạo có những quyết định nhanh chóng trong chỉ đạo, điều hành, kịp thời; kiến tạo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển năng động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn”, ông Trần Quốc Toàn chia sẻ thêm.

Trung tâm IOC được trang bị 18 tấm màn hình ghép chuyên dụng với công nghệ mới nhất, thu thập, xử lý dữ liệu thông tin, hiển thị trực quan 13 lĩnh vực của tỉnh, các thông tin được biểu thị dưới dạng biểu đồ, mức độ tương quan giúp dễ theo dõi, điều hành, quản lý. Và hệ thống camera AI phục vụ theo dõi, giám sát lĩnh vực an ninh và giao thông.

Trên lĩnh vực hành chính công, IOC có thể theo dõi chi tiết tình hình giải quyết thủ tục hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; việc tiếp nhận, xử lý, phản hồi hồ sơ dịch vụ hành chính công của các cơ quan, ban, ngành, để từ đó nắm bắt hiện trạng, tồn tại và đưa ra định hướng, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, trên nhiều lĩnh vực khác, IOC có thể theo dõi tình hình khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế và phân tích hiệu suất khám chữa bệnh, theo dõi bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Cung cấp thông tin về chất lượng nước mặt, chất lượng không khí; dữ liệu được tích hợp từ các trạm quan trắc đặt tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau...

Ðặc biệt, hệ thống camera AI phục vụ theo dõi, giám sát 2 lĩnh vực an ninh và giao thông. Hiện tại, hệ thống đang kết nối với 17 camera đặt ở các vị trí xung yếu để theo dõi, giám sát lưu lượng giao thông, các hình thức vi phạm giao thông và tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn TP Cà Mau. Hệ thống được tích hợp chức năng nhận dạng gương mặt, giúp theo dõi và truy vết các đối tượng thuộc danh sách “đen”.

Bà Trần Thị Cẩm Hằng cho biết: “Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa thêm các lĩnh vực vào quản lý: dữ liệu giao thông, xây dựng, công thương, lao động, an sinh xã hội; hệ thống lắng nghe mạng xã hội; hệ thống thông tin địa lý GIS; hệ thống điều hành an toàn thông tin và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác...".

Ðồng thời, tỉnh đã thành lập Tổ vận hành và ban hành Quy chế quản lý, vận hành cho Trung tâm giám sát, điều hành thông minh. Theo đó, sẽ có các nhóm phân tích dữ liệu chuyên sâu do các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo để theo dõi, phân tích dữ liệu tại Trung tâm nhằm tăng hiệu quả, thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành dựa trên dữ liệu sống./.

 

Hồng Nhung

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.