Nhằm chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới, việc cân bằng về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các đơn vị trường học sẽ được triển khai vào năm 2018, ngày 25/2, UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ phối hợp thực hiện việc sắp xếp và cân đối đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn tỉnh trong năm 2016-2017.
Nhằm chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới, việc cân bằng về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các đơn vị trường học sẽ được triển khai vào năm 2018, ngày 25/2, UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ phối hợp thực hiện việc sắp xếp và cân đối đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn tỉnh trong năm 2016-2017.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kinh tế nông thôn phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, tiêu chí số 5 về trường học trong 19 tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới được quan tâm nhiều hơn, trường, lớp tại các vùng nông thôn được xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục tại các vùng nông thôn được nâng lên.
Giáo viên bộ môn năng khiếu đúng trình độ chuyên môn tại các điểm trường vùng nông thôn vẫn còn thiếu. |
Trưởng Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển Trần Văn Út cho biết, huyện tiến hành xoá các điểm lẻ tại những trường có điều kiện giao thông thuận tiện hơn, tập trung học sinh về một điểm chính, cân đối lại số giáo viên và số tiết đứng lớp. (Trước đây, mỗi giáo viên đảm nhiệm nhiều môn, tăng giờ dạy, nhất là những môn năng khiếu. Nhưng hiện tại theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, khi áp dụng chương trình mới, những giáo viên đảm nhiệm nhiều môn sẽ chuyển về dạy chỉ một môn duy nhất, đồng thời tuyển dụng thêm những giáo viên năng khiếu cho các trường). Việc cân đối giáo viên đang được Phòng Giáo dục Ngọc Hiển triển khai đúng tiến độ, theo lộ trình đến năm 2018 sẽ cân đối giáo viên đúng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đề ra.
Hiện tại, huyện Ngọc Hiển đang xúc tiến việc phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi. Các xã trên địa bàn huyện sẽ tổ chức xây dựng lớp học mẫu giáo trong các trường tiểu học. Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển đã tổ chức các lớp đào tạo bổ sung chuyên môn cho cán bộ, giáo viên trong ngành có nhu cầu chuyển đổi chuyên môn. Ngoài ra, huyện cũng sẽ tổ chức tuyển dụng, thu hút thêm nguồn lực từ các địa phương khác.
Thầy Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Giang 3, chia sẻ: “Trước đây trường rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện đi lại không thuận tiện, không thể bám trụ nổi, nhiều giáo viên đã xin chuyển công tác. Nhưng từ năm 2007 đến nay, cơ sở vật chất trường được trang bị đầy đủ hơn, mức thu nhập của giáo viên dần ổn định, nên nguồn lực giáo viên của trường luôn ổn định”.
Tại huyện Năm Căn, Phòng Giáo dục huyện những năm qua, đã xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ viên chức trong ngành. Cuối năm học, phòng tổ chức đến các điểm trường lấy phiếu tín nhiệm, sau đó dựa trên kết quả điều động, luân chuyển giáo viên. Phòng Giáo dục huyện còn thường xuyên tổ chức những buổi làm công tác tư tưởng, động viên giáo viên, nhờ đó hầu hết cán bộ giáo viên tại huyện tự nguyện xin luân chuyển đến các điểm còn thiếu nhằm cân bằng số dôi dư cục bộ theo định hướng của Phòng Giáo dục huyện.
Tổng số biên chế cấp trên giao 2.137. Số biên chế hiện tại: 2.070, thiếu 67. Tổng số dôi dư cục bộ trực thuộc Sở GD&ĐT trên toàn tỉnh: +Tổng số thừa: 108 và đã sắp xếp 102 + Tổng số thiếu: 176 và đã sắp xếp 95 Cân đối giáo viên các trường trực thuộc Sở GD&ĐT: 95 giáo viên. Sắp xếp dạy chéo môn phù hợp: 39 giáo viên. |
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Cà Mau đưa ra nhiều giải pháp giải quyết tình trạng thừa - thiếu giáo viên, nhưng để cân đối số lượng giáo viên cần phải có một lộ trình lâu dài. Hiện tại, những điểm lẻ những vùng nông thôn đang được xoá dần, việc nâng cao chất lượng giảng dạy, thuyên chuyển, điều động những giáo viên có trình độ chuyên môn theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT đang được ngành giáo dục tỉnh nhà tích cực thực hiện.
Ông Ngô Vũ Linh, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính, Sở GD&ĐT Cà Mau, cho biết: “UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu sở kết hợp cùng Sở Nội vụ thực hiện kế hoạch điều chuyển cán bộ. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các phòng giáo dục trong tỉnh đã đề xuất, thực hiện nhiều phương án nhằm cân đối tình trạng dôi dư cục bộ. Trong khoảng hai năm trở lại đây, tình trạng thừa - thiếu giáo viên trong tỉnh không còn là vấn đề bức xúc. Hiện tại số lượng dôi dư ở bậc THPT vẫn còn, nhưng sở đã có công văn thuyên chuyển, nhằm tạo sự cân đối giữa các trường. Tuy nhiên, công tác tư tưởng cho giáo viên gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là các giáo viên tại các vùng tập trung cần chuyển về các tuyến vùng nông thôn, phải xa gia đình, hoặc điều kiện đi lại xa xôi, nên chưa đạt sự đồng thuận cao. Số dôi dư cục bộ ở bậc THPT là do chưa phân chia lớp học theo chuẩn chương trình giảng dạy mới. Theo lộ trình phân chia lớp học đúng chuẩn chương trình dạy học mới vào năm 2018, mỗi lớp 35 học sinh, lúc đó sẽ không còn vấn đề thừa - thiếu giáo viên cục bộ”./.
Bài và ảnh: Khánh Phương