ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-12-23 13:25:07

Sạt lở - Hiểm nguy thường trực

Báo Cà Mau (CMO) Ðã có 106 vị trí ven sông trên địa bàn tỉnh bị sạt lở từ đầu năm đến nay, với tổng chiều dài 2.246 m. Ðây là minh chứng rõ ràng cho nhận định tình trạng sạt lở ven sông vẫn là mối nguy tiềm ẩn đang ngày đêm đe doạ tài sản của người dân và các công trình công cộng.

Với đặc điểm địa hình có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đan xen nhau, trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu như: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Ðốc, Ðầm Dơi, Cái Tàu, sông Trẹm..., cùng với đó phải chịu tác động trực tiếp bởi 2 chế độ thuỷ triều là bán nhật triều không đều ở biển Ðông và nhật triều không đều ở biển Tây; tất cả những điều kiện tự nhiên này đã tạo nên nhiều vùng giáp nước, làm gia tăng khả năng xảy ra sạt lở cũng như ngập úng khi triều cường kết hợp với mưa lớn, ảnh hưởng đến dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Ðối với khu vực nội đồng (vùng ngọt), do sự kết hợp của mưa lớn và triều cường vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô nên tại các sông, kênh, rạch cũng thường xuyên xảy ra sạt lở.

Thực tế này ngày càng thể hiện rõ ràng hơn trong những năm gần đây. Bên cạnh ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) thì lốc, sét và sạt lở đất là 2 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại tỉnh; mức độ thiệt hại đến con người, kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội rất lớn. Tiêu biểu từ đầu năm đến nay, các vụ sạt lở ven sông đã gây thiệt hại hơn 847 m lộ bê-tông và 22 m lộ nhựa. Ngoài ra, tình trạng sạt lở còn làm thiệt hại hơn 604 m rừng phòng hộ và 350 m bờ Ðông cửa biển Vàm Xoáy.

Lực lượng và phương tiện tại chỗ được huy động để xử lý vụ sạt lở đoạn lộ nhựa Tân Tiến - Nguyễn Huân ngày 11/8.

Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trên địa bàn xã tình trạng sạt lở, sụp lún đất gần như quanh năm và thường diễn ra bất ngờ, khó dự báo trước. Một số ấp nội đồng thì sạt lở, sụp lún đất xuất hiện phổ biến vào mùa khô và diễn biến phức tạp hơn khi xảy ra hạn hán. Ðối với các ấp ven biển, tình trạng sạt lở, sụp lún đất xảy ra nhiều hơn nhưng nghiêm trọng nhất là vào thời điểm cuối mùa khô, đầu mùa mưa và vào những tháng cuối năm khi triều cường dâng cao và thường xuyên có sóng to, gió lớn trên biển.

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng sạt lở. Gần nhất là 2 vụ sạt lở vào những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Cụ thể, vụ sạt lở trên tuyến Khạo Ðỏ - Kênh Thế thuộc ấp Khai Hoang, xã Quách Phẩm, với chiều dài sạt lở 41 m, chiều ngang 5 m; làm hư hỏng 41 m lộ bê-tông và 1 cống vuông tôm, ước thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Vụ sạt lở trên tuyến kênh Lung Ngang trên địa bàn ấp Kinh Chuối, xã Quách Phẩm Bắc cũng đã để lại hậu quả nghiêm trọng là làm sập đổ hoàn toàn căn nhà của hộ ông Nguyễn Văn Tám.

Có thể thấy, tình trạng sạt lở, sụp lún đất trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Kế hoạch phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh xác định, cấp độ rủi ro thiên tai sạt lở đất, sụp lún đất do hạn hán trên địa bàn tỉnh cao nhất đến cấp độ 3 trong 4 cấp độ theo quy định hiện hành tại Quyết định số 18/2021/QÐ-TTg, ngày 22/4/2021, của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với tình trạng sạt lở đất, sụp lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh không thể xác định được cấp độ rủi ro thiên tai do trong quy định tại Ðiều 46, Quyết định số 18/2021/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không quy định cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cà Mau, mặc dù thực tế tình trạng sạt lở do mưa, dòng chảy thuỷ triều, sóng biển... đang diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng.

Tuy nhiên, để chủ động ứng phó, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cho biết, tỉnh đã xây dựng đầy đủ các phương án ứng phó theo nhiều cấp độ rủi ro của từng loại hình thiên tai, ngay cả tình huống khó có khả năng xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, tỉnh đã trang bị 36 trạm đo mưa, mực nước, đo gió, độ mặn trên địa bàn toàn tỉnh.

Ðặc biệt, theo ông Hoai, tỉnh đã và đang tiếp tục nghiên cứu, quan trắc, thông báo diễn biến sạt lở, cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở cao, từ đó có các biện pháp thích hợp phòng tránh, hoặc giảm thiểu thiệt hại. Tỉnh cũng đã tiến hành lắp đặt biển cảnh báo các khu vực bị sạt lở đất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao và tiến hành gia cố những nơi xung yếu. Huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội...), trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để khẩn trương thực hiện các biện pháp xử lý giờ đầu; tham mưu các biện pháp công trình để xử lý hiệu quả các điểm xảy ra sạt lở trong khả năng cho phép. Hiện nay, sở cũng đã thống kê đề xuất đầu tư 25 công trình chống sạt lở, sụp lún đất trên địa bàn tỉnh.

Sạt lở, sụp lún đất ven sông thời gian qua đã để lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ nhà cửa, sản xuất của người dân cho đến những công trình công cộng và đang tiếp tục có những diễn biến khó lường. Do đó, việc chủ động trong xây dựng kế hoạch cũng như phương án ứng phó cụ thể, chi tiết sát với tình hình, điều kiện của địa phương, dựa trên nguồn lực tại chỗ là giải pháp hữu hiệu nhất để giảm nhẹ và khắc phục nhanh thiệt hại do sạt lở, sụp lún đất khi xảy ra.


Những cơn bão và áp thấp nhiệt đới cùng 2 đợt triều cường trong tháng qua tiếp tục làm thiệt hại 1,1 ha nuôi tôm cá, bể 69 m bờ bao vuông tôm, ngập gần 2,5 km tuyến Quốc lộ 1 (đoạn từ cầu Ðầm Cùng đến cầu Ông Tình), 4 khu dân cư với 81 hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn, một số tuyến lộ trên địa bàn TP Cà Mau, huyện Năm Căn và thị trấn Sông Ðốc thuộc huyện Trần Văn Thời; ngập 1.008 ha lúa, 20 ha rau màu, 5 ha nuôi cá đồng, 349 căn nhà, 161 km lộ nông thôn và hư hỏng 16 km lộ. Tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay trên 36,5 tỷ đồng.


 

Nguyễn Phú

 

Thăm đồng cùng dân

Linh hoạt trong bố trí, tổ chức sản xuất, chủ động phòng hạn ngay trong mùa mưa là giải pháp đã được triển khai trong nhiều tháng qua nhằm ứng phó trước dự báo El Nino có thể xuất hiện, cũng như nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác do tác động của biến đổi khí hậu.

An toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu

Hơn 29 ngàn người luôn sẵn sàng được huy động nhanh chóng khi xảy ra thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ðặc biệt, việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, luôn được chú trọng và là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).

Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất

Ðạt 98 trong tổng 100 điểm của bộ tiêu chí đánh giá về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; luôn trong tốp 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về công tác này những năm gần đây, đó là kết quả nổi bật cho thấy những nỗ lực, quyết tâm, sự bài bản, sáng tạo của Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai

Vừa qua, tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân tổ chức thành công huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, có hơn 300 lực lượng tham gia.

Bảo vệ sản xuất trước El Nino

Thiếu nước, xâm nhập mặn, tăng nguy cơ cháy rừng... là các mối đe doạ của đợt El Nino dự báo có thể diễn ra trong mùa khô 2023-2024, với cường độ từ trung bình đến mạnh. Làm thế nào để giảm rủi ro trong sản xuất, ít ảnh hưởng đến đời sống là vấn đề các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.

Giúp dân tự phòng, tránh thiên tai

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn xảy ra 53 điểm sạt lở đất, với chiều dài hơn 1.628 m, làm thiệt hại 31 căn nhà (19 căn thiệt hại hoàn toàn), hư hỏng 409 m lộ nông thôn và một số tài sản khác, ước tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng. Lốc xoáy 32 vụ, làm ảnh hưởng 75 căn nhà (thiệt hại hoàn toàn 14 căn), 1 trại sản xuất giống, ước thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Triều cường làm tràn, vỡ bờ bao nuôi thuỷ sản 6 vụ, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 2,4 tỷ đồng.

Hành trình biến dị thường thành bình thường

Là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với rất nhiều tiềm năng, thế mạnh song phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức. Bảo vệ ổn định được diện tích đất và đời sống người dân trước sự xâm hại của biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng nội tại, cần sự trợ lực.

An toàn lưới điện mùa mưa bão

Ngay từ đầu năm, Ðiện lực Ðầm Dơi đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất lợi, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong sử dụng điện an toàn.

Phòng, chống triều cường từ sớm

Thông qua đầu tư hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau trên địa bàn huyện Cái Nước, gắn với triển khai kịp thời việc duy tu, sửa chữa bờ bao và nạo vét các công trình thuỷ lợi bức xúc, đã góp phần ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu (BÐKH), triều cường, giảm nhẹ thiệt hại trong sản xuất.

Người hộ đê

Ở tuổi 59, ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều luôn dành hết tâm sức để giữ đất, giữ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân. Ý chí kiên định, lòng quyết tâm mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả, sẵn sàng đương đầu với sóng to, gió lớn, giành lại từng tấc đất, cây rừng, bảo vệ cả một vùng rộng lớn phía trong đê biển Tây.