ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 04:12:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sạt lở - nguy cơ cao, thiệt hại lớn

Báo Cà Mau (CMO) Xảy ra bất ngờ, diễn biến nhanh là nguyên nhân khiến các vụ sạt lở đất ven sông thời gian qua để lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Hiện nay, mới vào đầu mùa mưa, tình hình sạt lở còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Liên tiếp hơn một tháng qua, tại các huyện ven biển Ðông như Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và một phần Cái Nước đã xảy ra nhiều vụ sạt lở đất ven sông nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân và các công trình công cộng, nhất là lộ nông thôn. Trong đó, nghiêm trọng nhất là địa bàn huyện Ðầm Dơi, các vụ sạt lở đất xảy ra liên tục trong thời gian ngắn.

Nếu như cả năm 2022, trên địa bàn huyện Ðầm Dơi xảy ra 79 vụ sạt lở đất làm thiệt hại tài sản khoảng 6,5 tỷ đồng, được đánh giá là nghiêm trọng, thì chỉ mới qua 6 tháng năm 2023, con số này đã lên đến 123 vụ, ước thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. Sạt lở đã làm hư hỏng hoàn toàn 221 m kè bê tông, sập hoàn toàn 22 căn nhà, hư hỏng 9 căn, thiệt hại 3.000 m2 đất rừng - tôm, 1.100 m2 đất vuông, hư hỏng hơn 70 m lộ nhựa, 1.978 m lộ đất, 3 cây cầu... Nhiều tuyến giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bị chia cắt vì sạt lở.

Khu vực chợ xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi là một trong những điểm nóng sạt lở thời gian qua.

Mặc dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng về người, nhưng với việc xuất hiện hơn 120 vụ sạt lở đất là lời cảnh báo về việc không được lơ là, chủ quan. Theo ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi, huyện đã tổ chức khảo sát, rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao. Ðồng thời, yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý, khắc phục sạt lở.

Ðầm Dơi là huyện ven biển nên tốc độ dòng chảy các tuyến sông rất cao, cơ cấu đất có độ kết dính thấp, mực nước chênh lệch giữa triều cường và triều kiệt lớn (có nơi hơn 3 m), do đó nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Tiêu biểu và nguy hiểm nhất là các khu vực rừng phòng hộ ven biển, khu dân cư tại các cửa sông lớn trên địa bàn các xã: Tân Thuận, Tân Tiến, Nguyễn Huân, hay dọc theo các tuyến sông có tốc độ dòng chảy cao như Gành Hào, sông Ðầm Chim, sông Ðầm Dơi, kênh Trưởng Ðạo, kênh Khai Hoang, kênh Mẫu Ðiền Tây...; các khu chợ ven sông, nhất là: Tân Tiến, Vàm Ðầm, Tân Ðức...

 Vị trí sạt lở trên tuyến sông Bàu Sen, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi đã làm sụp hoàn toàn 60 m lộ bê tông rộng 3 m, ước thiệt hại 120 triệu đồng.

Dù đã chủ động và xác định được những khu vực nguy hiểm để có những dự báo, cảnh báo kịp thời, nhưng các vụ sạt lở đã gây ra thiệt hại không nhỏ về tài sản của cả Nhà nước và người dân. Tuyến sông Trưởng Ðạo, thuộc địa bàn xã Ngọc Chánh, là minh chứng. Trên tuyến sông này đã xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng, làm sụp, hư hỏng 2 tuyến lộ nông thôn (sụp 200 m lộ bê tông rộng 1,5 m và 1 cống xổ vuông tôm của người dân, 150 m lộ bê tông rộng 3 m mới được đầu tư xây dựng), ước thiệt hại 650 triệu đồng. “Tuyến lộ mới đầu tư xong, người dân chưa hết mừng thì đã bị sụp, hư hỏng hoàn toàn một đoạn, nhìn thấy vô cùng xót xa”, ông Hiền bộc bạch.

Tuyến lộ bê tông rộng 3 m, dài 150 m dọc sông Trưởng Ðạo (ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi) được đầu tư xây dựng, đã bị sạt lở làm hư hỏng hoàn toàn.

Trước hàng loạt những khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, nhất là những khu vực chợ, nơi có dân cư tập trung động, ông Hiền cho biết thêm, huyện đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân sống cặp các tuyến lộ, ven sông nâng cao ý thức cảnh giác, gia cố bờ bao, bờ kè phòng ngừa sạt lở. Chỉ đạo các xã, thị trấn huy động lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai các xã, thị trấn hỗ trợ người dân xử lý, sửa chữa lại nhà ở, khắc phục lại các đoạn lộ bị sạt lở tạm thời để giao thông được lưu thông thông suốt.

Sạt lở là loại hình thiên tai rất khó phòng bị bởi không chỉ diễn ra nhanh, bất ngờ mà còn vô cùng nguy hiểm. Ông Trần Văn Lâm, ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, chia sẻ, sợ bị sạt lở nên trước đó ông đã mua hơn 20 cây dừa về làm kè, nhưng chẳng bao lâu không còn thấy cây nào. Hơn 12 triệu đồng xem như đã đổ hoàn toàn xuống sông Trưởng Ðạo.

 Chính quyền địa phương tiến hành khắc phục tạm thời vụ sạt lở trên tuyến Sông Đầm thuộc ấp Nam Chánh, xã Tân Dân (với chiều dài sạt lở 90 m, chiều rộng 12 m, làm hư hỏng 60 m lộ bê tông bề mặt 3 m).

Ðể phòng, chống và giảm thiệt hại do sạt lở, nhiều địa phương đã tiến hành kè một số đoạn và tiếp tục di dời lộ bê tông ở những nơi có nguy cơ cao trong điều kiện ngân sách địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân tham gia làm kè kiên cố, trồng cây ven sông, trồng cây chống sạt lở; không xây dựng nhà ven sông, các vị trí có nguy cơ sạt lở; chủ động di dời tài sản, nhà cửa đến nơi an toàn...

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, Sở đang kết hợp với các chuyên gia tiến hành thử nghiệm giải pháp điều tiết lưu lượng dòng chảy. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là phải đảm bảo hài hoà giữa việc giảm dòng chảy nhưng phải không ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản của người dân./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.