ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 16:36:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẽ khôi phục nguyên trạng và nâng cấp Nhà văn hoá Rạch Gốc

Báo Cà Mau (CMO) Xung quanh việc UBND thị trấn Rạch Gốc cho thuê Nhà văn hoá truyền thống bị dư luận bức xúc, phóng viên Báo Cà Mau đã trực tiếp liên hệ làm việc với UBND thị trấn Rạch Gốc và Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Nguyễn Trường Giang để làm rõ thêm vấn đề và hướng giải quyết.

Ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh: “Sẽ khôi phục nguyên trạng và nâng cấp Nhà văn hoá Rạch Gốc trở thành nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, làm nơi giáo dục truyền thống của địa phương”.

Cán bộ, người lao động của UBND thị trấn Rạch Gốc tích cực khôi phục và nâng cấp Nhà văn hoá theo chỉ đạo của Bí thư Huyện uỷ.

Nguồn tin của Báo Cà Mau, Nhà văn hoá thị trấn Rạch Gốc được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2005 (thời điểm này còn là xã Tân Ân chung), vị trí xây dựng nằm trong khuôn viên Bia ghi danh các liệt sĩ và 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai.

Sau khi đưa vào hoạt động, nơi đây được trưng dụng làm Thư viện huyện (vì thời điểm lúc đó huyện chưa có thư viện). Đến khoảng năm 2007, sau khi Khu tượng đài Bến Vàm Lũng hoàn thành một số hạng mục, thì Thư viện được dời về đó. Thời điểm này, Nhà văn hoá nói trên chỉ còn lại một vài giá sách cũ, không còn hình ảnh, tư liệu nào.

Trước thực tế đó, xã Tân Ân (nay là Rạch Gốc) chủ trương tìm kiếm, sưu tầm một số hình ảnh trưng bày để phục vụ Nhân dân trên địa bàn tham quan, tìm hiểu, giáo dục truyền thống. Các hình ảnh bao gồm chủ đề về Mẹ Việt Nam anh hùng của huyện Ngọc Hiển; hình ảnh về hai Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa và Nguyễn Văn Cứng; hình ảnh bí thư Đảng uỷ xã Tân Ân qua các thời kỳ và một số tư liệu ảnh về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2009, thị trấn Rạch Gốc tách ra từ Tân Ân thì Nhà văn hoá ngoài mục đích trên còn được trưng dụng làm Trạm truyền thanh thị trấn.

Cuối năm 2015, trụ ăng-ten của Trạm truyền thanh hư hỏng phải tháo dỡ và cất giữ bên trong Nhà văn hoá này. Nhận thấy hiệu quả hoạt động của Nhà văn hoá còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được người dân, tháng 2/2017, thị trấn Rạch Gốc kêu gọi xã hội hoá các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Các cá nhân gồm: ông Nguyễn Thanh Sử, Nguyễn Văn Khởi và Châu Minh Tuấn đã đầu tư một số trò chơi cho trẻ em, dàn âm thanh đờn ca tài tử và phòng tập thể hình. Mức phí thu của UBND thị trấn Rạch Gốc là 1.500.000 đồng/tháng đối với phòng tập thể hình; 500.000 đồng/tháng đối với các trò chơi và hoạt động đờn ca tài tử.

Qua một thời gian hoạt động, Nhà văn hoá đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo sinh khí cho hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ và thể dục thể thao của bà con trên địa bàn thị trấn. Số tiền thu được, ông Huỳnh Thanh Đảm, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc khẳng định: “Phục vụ mục đích thuê người bảo vệ, dọn dẹp, cắt tỉa cây, vệ sinh khuôn viên và khu tượng đài”.

Với mục đích nâng cấp và sửa chữa lại Nhà văn hoá đã xuống cấp, UBND thị trấn Rạch Gốc tiến hành tháo dỡ và dọn dẹp các hình ảnh, vật dụng trong Nhà văn hoá để vận chuyển về trụ sở UBND thị trấn. Ông Đảm cho biết: “Các hình ảnh được thổi lụa, đã lâu nên cũ, hình của hai Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa và Nguyễn Văn Cứng dính liền nhau, được anh em dựng tạm ngoài khóm cây trước Nhà văn hoá chờ vận chuyển”. Đúng thời điểm này, thân nhân của hai vị Anh hùng LLVTND đến ghi hình và bày tỏ thái độ không đồng ý.

Ông Lưu Văn Thọ, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Rạch Gốc và ông Huỳnh Thanh Đảm, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc thông tin: “Đại diện lãnh đạo UBND thị trấn đã làm việc và trình bày lý do, đồng thời nhận khuyết điểm vì có thiếu sót trong quá trình vận chuyển, nhưng chưa được gia đình chấp nhận”.

Sau đó, UBND huyện mà đại diện là Phó chủ tịch Ngô Minh Toại cũng đã hẹn làm việc với gia đình thân nhân của 2 vị anh hùng, song cũng chưa nhận được sự đồng thuận. Tiếp đó, vấn đề này tiếp tục được gia đình yêu cầu giải quyết ở cấp cao hơn, có đăng tải trên báo chí.

Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Nguyễn Trường Giang phát biểu: “Sai sót trong quá trình vận chuyển là có thật. Chúng tôi chỉ đạo UBND huyện, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, UBND thị trấn Rạch Gốc liên hệ với gia đình để nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, cũng mong thân nhân của các gia đình đồng cảm, chia sẻ và không “nâng quan điểm” vấn đề này. Bởi tôi một lần nữa khẳng định, anh em không hề có ý gì sai lệch”.

Bí thư Huyện uỷ cũng chỉ đạo: “Sẽ khôi phục nguyên trạng Nhà văn hoá, đồng thời chuyển Thư viện huyện từ khu Bến Vàm Lũng về đây. Chấm dứt hợp đồng với tất cả các cá nhân thuê mướn trong khu vực này”.

Bức xúc từ việc UBND thị trấn Rạch Gốc cho thuê Nhà Văn hoá truyền thống

Quốc Rin

Thông tin mới nhất, chiều nay, 12/5, gia đình thân nhân của 2 vị Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa và Nguyễn Văn Cứng đã đồng ý làm việc với đoàn của UBND huyện, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ và UBND thị trấn Rạch Gốc. Được biết, trong quá trình vận chuyển hình ảnh, hiện vật có cháu gọi Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa bằng cố, đang là Phó ban Tuyên giáo thị trấn Rạch Gốc. Thêm vào đó, các cán bộ hưu trí, cán bộ lão thành của Rạch Gốc, Tân Ân cũng nhận định đây chỉ là sai sót chứ không liên quan đến tư tưởng, chính trị hay các vấn đề phức tạp khác.

Kết quả của buổi làm việc sẽ được Báo Cà Mau tiếp tục thông tin sớm nhất.

 

Liên kết hữu ích

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.