ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 19:33:21

Sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với xe máy điện không đăng ký

Báo Cà Mau Không ồn ào như các thành phố lớn, sau 3 tuần thực hiện việc xử phạt xe máy điện (XMÐ) không đăng ký, gắn biển kiểm soát (bắt đầu từ ngày 1/7 theo Thông tư số 54/2015/TT-BCA của Bộ Công an) trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất yên ắng, chưa có trường hợp nào bị xử phạt.

Không ồn ào như các thành phố lớn, sau 3 tuần thực hiện việc xử phạt xe máy điện (XMÐ) không đăng ký, gắn biển kiểm soát (bắt đầu từ ngày 1/7 theo Thông tư số 54/2015/TT-BCA của Bộ Công an) trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất yên ắng, chưa có trường hợp nào bị xử phạt.

Trung tá Trần Việt Cường, Ðội trưởng Ðội Cảnh sát giao thông (CSGT) TP Cà Mau, nói: "Tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông kết hợp với kiểm tra xử phạt XMÐ không đăng ký, gắn biển kiểm soát, nhưng đến thời điểm này, lực lượng CSGT thành phố chưa xử phạt trường hợp nào. Bởi có vi phạm đâu mà phạt, TP Cà Mau phổ biến là loại xe đạp điện (XÐÐ), còn XMÐ thì… đếm trên đầu ngón tay".

Lúng túng

Sự tiện ích của XMÐ, XÐÐ là không chạy bằng xăng, không gây tiếng ồn, thiết kế nhỏ gọn… phù hợp với lứa tuổi học sinh nên XMÐ, XÐÐ rất phổ biến tại các thành phố lớn. Riêng ở tỉnh ta, loại xe này chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây và Cà Mau cũng không có nhiều cửa hàng bán XMÐ, XÐÐ, nhưng số lượng loại xe này đang lưu thông tại Cà Mau không phải là ít.

Xe đạp điện tiện lợi khi hết bình vẫn đạp được và không phải đăng ký.

Tuy được xem như là dạng xe thô sơ, nhưng thực tế thì vận tốc tối đa của XÐÐ cũng khoảng 30 km/giờ, còn XMÐ thì vận tốc đa từ 40-55 km/giờ (tương đương xe gắn máy dưới 50 phân khối). Vì vậy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định XMÐ phải đăng ký và gắn biển số kiểm soát, thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khách quan nên đến năm 2014, Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA, quy định kể từ ngày 1/6/2014, XMÐ phải đăng ký, gắn biển kiểm soát giao thông như các loại xe gắn máy khác.

Song, nhiều người tỏ ra lúng túng vì không biết loại xe mình đang sử dụng thuộc dạng XMÐ hay XÐÐ. Bởi lẽ, 2 loại xe này có cùng một thiết kế gần giống nhau là chạy bằng bình sạc điện. Ðồng thời, băn khoăn khi mà trước đây việc mua XMÐ, XÐÐ coi như là xe đạp, không quan tâm đến chứng từ hoá đơn, nay, quy định đăng ký xe đòi hỏi phải có những thủ tục cần thiết, nên đa số người sử dụng loại xe này không có hoặc đã mất chứng từ gốc.

Tiếp tục gia hạn

Tạo điều kiện cho tất cả các XMÐ đều được đăng ký, Thông tư 15 quy định rất cụ thể. Tất cả các XMÐ đã sử dụng trước ngày 1/7/2009 không có chứng từ nguồn gốc mua bán, sang nhượng… thì chủ sở hữu viết cam kết có xác nhận của chính quyền địa phương thì sẽ được đăng ký xe, còn những XMÐ sử dụng sau ngày 1/7/2009 thì phải có đầy đủ chứng từ mua bán hợp lệ mới được xét cho đăng ký.

Tuy nhiên, khó phân biệt về hình thức giữa XÐÐ và XMÐ, và trước đây các loại xe này chủ yếu là nhập từ Trung Quốc theo hình thức “mua đứt bán đoạn” nên việc tổ chức đăng ký cũng gặp không ít trở ngại. Sau đó, Việt Nam đã nhập linh kiện và sản xuất trong nước, chất lượng được đảm bảo tốt hơn, có bảo hành trên toàn quốc.

Năm 2015, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 54/2015/TT-BCA bổ sung Ðiều 25a, quy định việc đăng ký XMÐ được thực hiện từ ngày 6/12/2015 đến ngày 30/6/2016. Theo đó, trước ngày 30/6, người đăng ký XMÐ chỉ cần mang xe, cà số máy, số khung, bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh Nhân dân (không cần phải có hồ sơ hay chứng từ mua bán xe) thì sẽ được CSGT hướng dẫn kê khai theo mẫu đăng ký có sẵn và được tiếp nhận đăng ký theo quy định. Song, từ ngày 1/7 trở đi, việc đăng ký XMÐ sẽ phải thực hiện theo quy định chung, nghĩa là XMÐ muốn được đăng ký phải có đầy đủ hồ sơ gốc, chứng từ mua bán, gắn biển số kiểm soát…

Thông tin từ Phòng CSGT, đến thời điểm này, phòng chỉ mới đăng ký được 7 XMÐ. Còn theo anh Tính, nhân viên cửa hàng bán XÐÐ, XMÐ HKBike Quỳnh Trâm (toạ lạc trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau), hiện tại người mua sử dụng XÐÐ, XMÐ vẫn rất ít, giá cả giữa 2 loại xe này không chênh lệch là bao, nhưng thường thì người mua thích XÐÐ vì không cần phải đăng ký.

Trung tá Ðoàn Thanh Khải, Phó Trưởng Phòng CSGT, cho biết, thời gian dài (từ năm 2014 đến nay) công tác tuyên truyền trường hợp XMÐ đã được lực lượng CGTS phối hợp với ngành GD&ÐT phổ biến hằng tuần (sinh hoạt dưới cờ). Ðồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền sâu rộng ở các khu dân nên kể từ bây giờ XMÐ không đăng ký, gắn biển số, lực lượng CSGT sẽ không du di, cương quyết xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NÐ-CP của Chính phủ./.

Ðiều 3, Nghị định 171/2013/NÐ-CP của Chính phủ về “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, XMÐ và XÐÐ được giải thích như sau:

- XMÐ là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

- Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Mặt khác, Khoản 3, Ðiều 17, Nghị định 171/2013/NÐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ðiều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định; sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xoá; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Cần thanh thải cầu không còn sử dụng

Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.