ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 13:15:02

Siết chặt hoạt động vận tải

Báo Cà Mau Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 500 xe ô-tô đăng ký, nâng tổng số ô-tô hiện đang được quản lý gần 9.400 chiếc. Phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh mỗi ngày, hạ tầng giao thông từng lúc trở nên quá tải do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông.

Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 500 xe ô-tô đăng ký, nâng tổng số ô-tô hiện đang được quản lý gần 9.400 chiếc. Phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh mỗi ngày, hạ tầng giao thông từng lúc trở nên quá tải do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông.

Vì thế, ngay từ đầu năm, Sở GT-VT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe, không chở quá tải, không vi phạm nồng độ cồn. Ðồng thời, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh vận tải, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra ma tuý đối với lái xe... nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông (TNGT) do ô-tô tải gây nên.

Các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra hoạt động ô-tô tải qua trung tâm thành phố trong giờ cao điểm.

Tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải, không chỉ có trạm kiểm soát tải trọng xe hoạt động 24/24 cố định trên các tuyến quốc lộ mà lực lượng cảnh sát giao thông còn tổ chức kiểm tra tải trọng bằng cân cơ động trong quá trình tuần tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trên tuyến. Những tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, lập biên bản trên 14.000 trường hợp vi phạm, trong đó có 24 trường hợp chở hàng hoá quá tải trọng của xe (giảm 193 trường hợp). Bên cạnh, trạm kiểm soát tải trọng cố định đã tổng kiểm tra được 90 cuộc, phát hiện 42 trường hợp vi phạm, trong đó vượt tải thiết kế 19 trường hợp.

Ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở GT-VT, cho biết, địa bàn tỉnh hiện có trên 980 đầu xe đăng ký quản lý tại Sở GT-VT. Ðã qua, từ việc tăng cường quản lý Nhà nước cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tuần tra, kiểm soát xử lý trực tiếp trường hợp vi phạm trên tuyến, xử lý qua ghi nhận của thiết bị giám sát hành trình nên tình trạng chở quá tải, vượt tải trọng xe, vi phạm nồng độ cồn... hạn chế rất nhiều.

Theo ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh thời gian qua có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong quý I, TNGT trên địa bàn tỉnh tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2015. Vì vậy, thực hiện các giải pháp kéo giảm TNGT trong thời gian tới cần cấp bách phòng ngừa TNGT do xe ô-tô tải gây ra theo Công văn số 08/CÐ-UBATGTQG, ngày 9/3/2016 của Uỷ ban ATGT quốc gia.

Theo đó, Ban ATGT tỉnh đề nghị Sở GT-VT chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy định về lộ trình, thời gian hoạt động, loại xe được phép dừng, đỗ lên xuống hàng hoá trong đô thị, cũng như vận tốc tối đa các loại xe theo quy định về tải trọng trục và tổng khối lượng tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ do địa phương quản lý, đặc biệt là các đoạn đường đi qua khu đô thị, khu vực đông dân cư. Ðồng thời, chỉ đạo phòng chức năng tăng cường kiểm tra thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hoá và thường xuyên theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm…

Ban ATGT tỉnh chỉ đạo, trong thời gian tới, các lực lượng làm công tác tuần tra, kiểm soát cần phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề xử lý người điều khiển xe ô-tô tải vi phạm các quy định về trật tự ATGT, nhất là đối với xe ben chở vật liệu, xe container…

Bên cạnh đó, Chi cục Ðăng kiểm cũng cần nâng cao chất lượng kiểm tra xe cơ giới, nhất là xe ô-tô tại địa phương. Mặt khác, Hiệp hội Vận tải ô-tô tỉnh cần phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật về nghiệp vụ quản lý, điều hành và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho lái xe, đảm bảo thời gian hoạt động của lái xe và thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

 

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Cần thanh thải cầu không còn sử dụng

Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.