ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:24:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sơ cứu nạn nhân tai nạn giao thông đúng lúc và đúng cách

Báo Cà Mau Theo ngành chức năng, để giảm gánh nặng do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra, ngoài việc mọi người dân cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, hình thành thói quen thực hành văn hoá khi tham gia giao thông, thì vấn đề hỗ trợ sơ cứu nạn nhân TNGT cũng cần được quan tâm đúng mức.

Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nạn nhân TNGT được sơ, cấp cứu trước khi đến bệnh viện còn thấp do hầu hết các trường hợp tai nạn xảy ra ở xa các khu vực dân cư, trên tuyến quốc lộ, thậm chí tại vùng sâu, vùng xa. Cấp cứu tại hiện trường chủ yếu do người đi đường thực hiện, chiếm hơn 90%; tỷ lệ được nhân viên y tế cấp cứu chỉ chiếm gần 5%.

Thực tế, việc cấp cứu nạn nhân TNGT đường bộ trong thời gian qua chủ yếu dựa vào cộng đồng. Vì thế, nâng cao năng lực cấp cứu cho các bệnh viện, các địa phương dọc tuyến đường bộ là yêu cầu cấp bách hiện nay, cũng là một trong những giải pháp thiết thực hạn chế ảnh hưởng của TNGT. Trong đó, không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức về tổ chức cấp cứu, kỹ năng cấp cứu cho nhân viên y tế, mà còn phải đầu tư trang bị, phương tiện cũng như xây dựng phương án đối phó khi có TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Bên cạnh đó, những người đầu tiên tiếp xúc với nạn nhân TNGT cần phải biết kỹ năng sơ, cấp cứu để hỗ trợ kịp thời.

Trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ TNGT, làm chết 10 người, bị thương 19 người. (Ảnh minh hoạ)

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, cho biết, trong những năm qua, tình hình TNGT trên địa bàn chuyển biến tích cực, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ðáng quan tâm là ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế. Mặc dù có giảm nhưng số người chết do TNGT vẫn còn xảy ra. Trong 5 tháng đầu năm 2024, TNGT đã cướp đi mạng sống của 10 người, làm bị thương 19 người. 

Bác sĩ Trịnh Minh Khởi, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, chia sẻ: "Quan trọng nhất là cấp cứu cho người bị thương càng sớm càng tốt. Hầu hết tử vong xảy ra trong những giờ đầu tiên sau tai nạn, do hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng, đường thở bị tắc hoặc do bị mất nhiều máu. Tất cả những vấn đề này đều có thể xử trí được nhờ sơ, cấp cứu. Nếu được sơ, cấp cứu kịp thời, nạn nhân TNGT có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cũng như những biến chứng, chấn thương".

Bác sĩ Trịnh Minh Khởi, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thăm khám cho bệnh nhân TNGT đang được điều trị nội trú tại khoa.

Hằng ngày, Khoa Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận mới 25-30 bệnh nhân, lượng bệnh điều trị nội trú 100-120 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân TNGT chiếm từ 25-30%. Các bệnh nhân khi được tiếp nhận hầu như đã được xử lý tuyến trước tương đối tốt. Ðiều này cho thấy đã qua, công tác sơ cứu nạn nhân ở tuyến cơ sở được quan tâm thực hiện và chuyển biến tích cực.

“Sơ cứu ban đầu tại cơ sở được quan tâm, lực lượng y tế cơ sở học tập bài bản. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã tạo nhóm gắn kết tương đối tốt giữa cơ sở và bệnh viện tỉnh. Mặt khác, cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện vận chuyển bệnh đảm bảo tốt hơn trước đây. Chính vì thế, việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tai nạn nói chung, TNGT nói riêng được chặt chẽ và hiệu quả hơn”, Bác sĩ Khởi cho biết thêm.

Theo Bác sĩ Khởi, việc sơ cứu nạn nhân TNGT là hoạt động vô cùng quan trọng; nhằm tránh rủi ro cũng như những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với nạn nhân, việc sơ cứu cần thực hiện đảm bảo đúng lúc và đúng cách.

Thông tin từ Ban ATGT tỉnh, những năm gần đây, hoạt động sơ cấp cứu nạn nhân TNGT luôn được quan tâm đúng mức, với nhiều hoạt động được tổ chức như: Ban ATGT tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị TNGT, đối tượng tập huấn là các tình nguyện viên, cán bộ, hội viên Hội Chữ thập đỏ. Các tình nguyện viên được tập huấn về cách di chuyển nạn nhân khẩn cấp, hồi sinh tim phổi cho người bị ngưng tim, ngưng thở (hô hấp nhân tạo), sơ cứu chảy máu, cách băng bó, cố định gãy xương. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đều tham gia cấp cứu, xử lý các trường hợp chấn thương do TNGT...

Xây dựng hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân TNGT là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng, nằm trong Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong đó, đến năm 2030, địa phương tập trung đầu tư một số trạm cấp cứu, trung tâm cứu hộ, cứu nạn trên các tuyến Quốc lộ 1, đường Hành lang ven biển phía Nam, với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm khả năng cấp cứu nạn nhân TNGT trong thời gian nhanh nhất, kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế các huyện đảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân TNGT kịp thời, hiệu quả. Xây dựng Trung tâm cấp cứu y tế 115, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân TNGT trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu. Tầm nhìn đến năm 2045, các trạm cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế TNGT được hiện đại hoá và giảm thời gian tiếp cận nạn nhân./.

 

Văn Ðum

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.