ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 01:55:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sợ “mất đất”, chính quyền xã không cho dân xây kè chống sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Như báo Cà Mau đã phản ánh “Nhùng nhằng chuyện cấp phép xây bờ kè” vào tháng 9/2018. Đó là câu chuyện hy hữu của bà Nguyễn Thị Diệu, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân nhiều lần xin ý kiến Chủ tịch UBND xã để làm bờ kè nhưng Chủ tịch UBND xã Phú Tân không đồng ý.

Sự việc sau đó được Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Tân xác minh và có báo cáo về UBND huyện Phú Tân. Theo đó, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện đã nhận định đúng thực tế vấn đề và tham mưu nên cho bà Diệu xây bờ kè chống sạt lở. Vừa giữ lề lộ giao thông nông thôn, vừa tránh sạt lở sâu vào đất liền (vì khu vực đất bà Diệu nằm ngoài mép sông, gần cửa biển Mỹ Bình).

Thế nhưng ý kiến tham mưu này không được chấp thuận. Vậy là sau hơn 2 năm, khu vực đất trên 10 m trước mép sông của bà Diệu vẫn chưa thể làm kè, trong khi UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng chống sạt lở đất do tác động của dòng chảy, nước dâng.

Đoạn kè dở dang đã kéo dài hơn 2 năm nhưng Chủ tịch UBND xã Phú Tân vẫn không đồng ý để bà Diệu hoàn thiện bờ kè chống sạt lở trước cửa nhà mình.

Sau nhiều lần liên hệ xác minh sự việc, đến chiều 6/6/2019, phóng viên báo Cà Mau mới có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND xã Phú Tân Huỳnh Kỳ Quang. Ông Quang cho rằng xã chấp thuận cho bà Diệu làm kè chống sạt lở, nhưng khi làm kè bà Diệu phải cho những người dân khác ở địa phương cùng sử dụng bờ kè để làm bến xếp dỡ hàng hoá hoặc neo đậu ghe, xuồng.

Với yêu cầu này của Chủ tịch UBND xã Phú Tân, bà Diệu không đồng ý. Bà cho rằng, đất là đất ven sông do Nhà nước quản lý nhưng liền trước thửa đất nhà bà. Bà tự bỏ kinh phí ra đổ kè bê tông mà để sử dụng như công trình công cộng thì vô lý, rồi đến lúc kè hư hỏng, ai sửa chữa?

Mặt khác, khi phóng viên báo Cà Mau hỏi về vấn đề xã lấy lý do dùng khu vực đất này để xây dựng nhà cho Đội Dân phòng ấp Cái Nước Biển thì ông Quang thông tin trước đây có ý định đó, xây dựng nhà cho dân phòng khi đi trực, tuần đêm để tiện sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Cà Mau, dọc theo đất bà Diệu hướng về cống Mỹ Bình, phần đất của ông Nguyễn Văn Nu cũng bị xã này không cho làm bờ kè cùng với lý do giải thích với bà Diệu.

Chỉ có việc làm bờ kè chống sạt lở trước phần đất nhà mình mà bà Diệu đã phải hơn 2 năm khốn đốn trong vấn đề thủ tục hành chính. Phía công dân thì mong làm kè để chống sạt lở đất và tận dụng làm bến neo đậu ghe, thuyền. Phía chính quyền địa phương thì lại “sợ” bà Diệu sử dụng bờ kè lâu ngày dài tháng không còn “nhớ” là đất của Nhà nước quản lý.

Sự mâu thuẫn trong lối suy luận, tư duy áp đặt ấy cứ thế mà trì trệ mong ước chính đáng của công dân. Đi ngược lại chủ trương về vận động Nhân dân làm kè chống sạt lở đất. Mặt khác, hiện phương thức quản lý đất đai đã cụ thể hoá bằng luật, bằng nghị định, quy định rõ ràng.

Một sự việc như đùa đang diễn ra khiến Nhân dân không khỏi bức xúc. Cùng xây dựng kè chống sạt lở theo chủ trương chung, nhưng hộ thì phải chạy vạy xin được phép, hộ thì không cần. Cách đó không xa còn có cả những căn nhà lấn ra bờ sông, thậm chí còn hiện hữu cả cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngay trên đất bảo lưu ven sông phía ngoài cống Mỹ Bình.

Hỏi về sự bất hợp lý này, Chủ tịch UBND xã Phú Tân trần tình: "Do hồi trước công tác quản lý còn lỏng lẻo nên để xảy ra những sự vụ như thế. Giờ xã đang tiến hành các bước vận động, lập biên bản nhưng chưa khả thi"./.

 Phong Phú

Từ tháng 3/2019, khi nhận đơn yêu cầu lần 2 của bà Nguyễn Thị Diệu, phóng viên báo Cà Mau hơn 5 lần điện thoại và nhắn tin hẹn làm việc với ông Huỳnh Kỳ Quang, Chủ tịch UBND xã Phú Tân nhưng mọi cố gắng đều không thành.

Đến ngày 30/5/2019, phóng viên báo Cà Mau liên lạc với Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Tân để được hướng dẫn giải quyết bức xúc của công dân. Vị Chánh Văn phòng UBND huyện cho phóng viên cuộc hẹn với một phó chủ tịch UBND xã Phú Tân vào ngày 31/5.

Đúng hẹn, 9 giờ sáng 31/5, phóng viên báo Cà Mau có mặt tại trụ sở UBND xã Phú Tân, nhưng vẫn không được một thông tin chính thức về sự việc.

Ngay sau đó, phóng viên báo sự việc với vị Chánh Văn phòng UBND huyện, Phó tổng biên tập báo Cà Mau và lãnh đạo Phòng Báo chí xuất bản thuộc Sở Thông tin - Truyền thông.

Đến chiều ngày 6/6/2019, phóng viên mới có được những thông tin chính thức từ phía ông Huỳnh Kỳ Quang. Song, ý định làm bờ kè của bà Diệu vẫn chưa có được tín hiệu khả quan nào.

 

Yếu tố tiên quyết cho bầu cử thành công

(CMO) Hiệp thương nhân sự cho công tác bầu cử là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có vai trò tiên quyết cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã được các cấp, các ngành huyện Năm Căn khẩn trương chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước thời gian, đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần, số lượng theo quy định.

Xử lý nghiêm đơn vị gây ô nhiễm môi trường

(CMO) Ngày 30/3/2021, báo Cà Mau đăng bài viết "Dân nói xả thải, công ty nói nước mưa" phản ánh người dân bức xúc việc dòng nước đen bốc mùi hôi thối chảy ra kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu từ cống nước xả của Công ty TNHH Thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường.

Ngành tư pháp Cà Mau với phương châm “vững kỷ cương, nghiêm kỷ luật”

(CMO) Tiếp tục duy trì, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, phát huy ý thức trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, liêm chính với tinh thần phục vụ củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành. Ðây là mục tiêu trọng tâm của ngành tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2021.

Dân nói xả thải, công ty nói nước mưa

(CMO) Chiều 23/3, trao đổi với phóng viên báo Cà Mau về vấn đề người dân phản ảnh Công ty TNHH thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường (ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau) xả thải gây xáo trộn cuộc sống, ông Lê Triệu Vĩnh, Phó giám đốc Công ty TNHH thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường cho biết: “Việc người dân phản ánh dòng nước đen ngòm chảy từ ống xả nước phía trước nhà máy ra kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu là có".

Công khai, minh bạch trong hoạt động tiếp dân

(CMO) Huyện Ðầm Dơi luôn chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem đây là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng

(CMO) Tình hình sạt lở đất trên địa bàn thị trấn Năm Căn nói riêng, huyện Năm Căn nói chung đang diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Bước vào mùa mưa năm nay đã xảy ra hàng chục vụ sạt lở đất, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân.

Dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục

(CMO) Cùng đoàn công tác Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thăm Làng SOS Cà Mau hôm 17/7, bà Phan Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tư vấn viên Tổng đài 111 (tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, thuộc Cục Trẻ em) trao đổi với phóng viên báo Cà Mau cùng những bạn trẻ công tác Đoàn nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có việc dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.

Cho mượn đất 3 đời chưa đòi được

(CMO) Như báo Cà Mau đã từng phản ánh sự vụ gia đình 3 đời đòi đất. Đó là trường hợp của ông Dương Văn Đen, năm 2015 thừa uỷ quyền của cha ruột mình là ông Dương Văn Niệm tiếp tục đệ đơn đòi lại phần đất 424 m2 mà trước đây ông nội ông Đen là ông Dương Công Danh cho người cháu họ mượn để ở.

Báo động tình trạng sử dụng điện thiếu an toàn

(CMO) Hiện nay, hầu hết các nhà thầu xây dựng đều sử dụng cối trộn bê-tông chạy bằng mô-tơ rất nhanh và tiện lợi, ít tốn nhân công. Tuy nhiên, tình trạng chủ quan, thiếu hiểu biết sử dụng điện không an toàn gây ra nhiều vụ thương vong đến mức báo động. Đặc biệt là đang bước vào mùa mưa bão, nên nguy cơ xảy ra tai nạn điện càng cao.

Sợ “mất đất”, chính quyền xã không cho dân xây kè chống sạt lở

(CMO) Như báo Cà Mau đã phản ánh “Nhùng nhằng chuyện cấp phép xây bờ kè” vào tháng 9/2018. Đó là câu chuyện hy hữu của bà Nguyễn Thị Diệu, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân nhiều lần xin ý kiến Chủ tịch UBND xã để làm bờ kè nhưng Chủ tịch UBND xã Phú Tân không đồng ý.