ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 15:44:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sự cấp thiết sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí hiện hành

Báo Cà Mau (CMO) Trong 14 năm công tác ở Quốc hội, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, rồi Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội, tôi đã nhiều lần đồng hành cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với nhiều kỷ niệm sâu sắc...

Như nhiều địa phương có cơ sở sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Cà Mau đã thực sự khởi sắc khi Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, công trình trọng điểm quốc gia giai đoạn 2000-2005 hoàn thành việc xây dựng và lần lượt đi vào hoạt động từ năm 2006. Khi đó, tôi trúng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XII tại tỉnh Cà Mau, khu vực bầu cử số 1 gồm thành phố Cà Mau và 2 huyện U Minh và Thới Bình trở nên gắn bó với Petrovietnam.

Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau vận hành an toàn, ổn định có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.

Con đường từ thành phố Cà Mau về xã Khánh An, huyện U Minh, nơi có Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau được Petrovietnam ứng vốn đầu tư khang trang, hiện đại, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện U Minh.

Trong suốt 2 khóa làm ĐBQH tỉnh Cà Mau, trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh luôn có mặt ông Lê Mạnh Hùng, khi đó là Trưởng ban Quản lý dự án Khí - Điện - Đạm, rồi Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nay là Tổng Giám đốc Petrovietnam. Nhiều mong muốn của bà con cử tri Cà Mau về việc làm, đào tạo nghề, giao thông nông thôn, an sinh xã hội đã được ông Lê Mạnh Hùng lắng nghe và hỗ trợ.

Sau này, khi ở cương vị Phó Tổng giám đốc, rồi Tổng Giám đốc Petrovietnam, mặc dù luôn bận rộn công việc, nhưng ông Lê Mạnh Hùng và nguyên Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Minh Hồng đã nhiều lần dành thời gian tiếp các ĐBQH tỉnh Cà Mau, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Huyện ủy - UBND huyện U Minh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn với địa phương.

Nhờ sự giúp đỡ quý báu, hỗ trợ tận tình của Petrovietnam, nhiều công trình y tế, giáo dục, giao thông nông thôn ở Cà Mau đã được hoàn thành, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa. Các vị đại biểu dân cử và người dân nơi đây luôn trân trọng và ghi nhớ những nghĩa cử cao đẹp của Petrovietnam.

Trong 14 năm công tác ở Quốc hội, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, rồi Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội, tôi nhiều lần được tham gia các buổi làm việc với Petrovietnam. Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tập đoàn đối với kinh tế vĩ mô, chỉ số tăng trưởng GDP và thu ngân sách, nên hầu như hàng năm, khi chuẩn bị thẩm tra các báo cáo của Chính phủ với Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều có buổi làm việc với Petrovietnam để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, dự kiến sản lượng khai thác, doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn.

Là người từng chứng kiến tỷ trọng thu nộp NSNN hàng năm của Petrovietnam từ lúc còn là 2 con số trên tổng thu NSNN, ngân sách trung ương đến nay giảm xuống còn 1 con số, tôi hiểu được câu chuyện tranh luận ở nghị trường về dự kiến giá dầu thô trong dự toán NSNN để tính số thu nộp ngân sách của Petrovietnam.

Thế nên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XII, XIII là ông Phùng Quốc Hiển, sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, đã chỉ đạo chúng tôi lập nhóm nghiên cứu, theo dõi dự báo thị trường và giá dầu thô trên các sàn giao dịch hàng hóa giao sau của thế giới để có đánh giá độc lập về vấn đề này.

Tôi còn có dịp cùng các đoàn công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội làm việc với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn,… khảo sát, nắm tình hình để tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc giải quyết những khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam.

Mới đây nhất, trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã xem xét và chấp thuận để Petrovietnam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ để xử lý số tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và thực hiện dự toán, quyết toán theo quy định.

Tôi cũng gắn bó với ngành Dầu khí qua nhiều buổi tọa đàm, hội thảo như: “Dầu khí Việt Nam phát triển cùng đất nước”, ngày 13/12/2018 tại Báo Quân đội Nhân dân; hay tọa đàm trực tuyến: “Luật Dầu khí cần mang đặc thù dầu khí”, ngày 9/11/2021 tại Báo Lao động mới đây.

Năm 2015, khi đoàn công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách do tôi dẫn đầu thăm và làm việc với Quốc hội Peru, chúng tôi đã gặp gỡ một số cán bộ của PVEP công tác ở Dự án Liên doanh dầu khí Lô 67 tại Peru. Đây là một dự án khó khăn và khi đó điều kiện làm việc và sinh hoạt của anh em dầu khí ở Peru cũng rất vất vả, rủi ro cao. Sau này, khi về nước, anh em vẫn còn liên lạc với nhau rất tình cảm.

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khảo sát tại Giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ ngày 29/8/2018 (tác giả đứng thứ 3 từ phải sang).

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh dẫn đầu mà tôi được tham gia sau khi khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam, nhất là ở khu vực dịch vụ kỹ thuật, hậu cần Cảng Dầu khí Vũng Tàu hay tại Giàn công nghệ trung tâm số 3 mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro hiện đại nhất ngành Dầu khí Việt Nam ngày 28-29/8/2018, được tận mắt chứng kiến sự lớn mạnh toàn diện của Petrovietnam và nhận thấy việc hoàn thiện thể chế cho ngành Dầu khí như một ngành kinh tế đặc biệt với nhiều đặc thù để luật hóa các cơ chế, chính sách của Đảng, thể hiện tại nhiều nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị rất chậm, đoàn đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để tháo gỡ khó khăn cho ngành Dầu khí.

Chính vì lẽ đó mà việc sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí hiện hành đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để tháo gỡ những nút thắt trong phát triển một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, gắn phát triển kinh tế - xã hội bền vững với bảo đảm quốc phòng, an ninh, có tác động lan tỏa tới nhiều ngành kinh tế quốc dân khác, góp phần thắng lợi thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 cũng như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo các Nghị quyết của Đảng./.

 

TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội

 

 

Thương hiệu Luật Long Phan PMT uy tín

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

Rà soát công trình, tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí sau sắp xếp tinh gọn bộ máy 

“Rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí; rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo chủ trương của Bộ Chính trị để tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí”, đây là những nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đề ra trong phiên họp thường kỳ quý I vào chiều 15/4/2025.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.