ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 23:36:15

Sức sống trò chơi dân gian

Báo Cà Mau (CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Quá trình hội nhập và phát triển, các trò chơi dân gian có nguy cơ mai một trong đời sống đương đại. Ðiều đáng mừng là những năm gần đây, tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, trong các dịp lễ hội, dã ngoại..., trò chơi dân gian thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

Có dịp theo chân học sinh Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) về Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Làng rừng Cà Mau ECO (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cắm trại. Tại đây, các em chơi nhiều trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, đánh đu, đá cầu, nhảy bao bố... rất sôi nổi và vui nhộn.

 Nhảy dây là một trong những trò chơi dân gian phổ biến, tạo sinh khí vui nhộn, đặc biệt trong các buổi sinh hoạt tập thể.

Trò chơi giúp các em rèn luyện tinh thần tập thể, biết chia sẻ; là chất keo gắn kết tình bạn trong sáng. Ðây cũng chính là sự khác biệt giữa trò chơi dân gian với những trò chơi trực tuyến trên mạng hay các trò chơi gây nguy hiểm và các tệ nạn xã hội khác.

 Kéo co dưới nước, trò chơi độc đáo ở vùng sông nước Cà Mau. Hai chiếc xuồng buộc vào nhau, nghe hiệu lệnh xuất phát, tất cả dùng sức hai tay bơi, đội nào kéo được xuồng đối phương qua vạch sẽ thắng.

 

 Trò chơi tay trắng tay đen. Người chơi tụm lại thành vòng tròn, dùng một tay úp hoặc ngửa, khi chơi đồng thanh hô lớn: “Bàn tay trắng, bàn tay đen!” hoặc “1,2,3 úp, ngửa” để loại dần, khi chỉ còn hai người thì chuyển sang oẳn tù tì để chọn ra 1 người.

 

 Trò chơi trốn tìm - một thời để nhớ.

 

 Trò chơi đá gà, ai ngã hoặc chạm hai chân xuống đất trước sẽ thua.

 

Vui tươi và rèn sức khoẻ, tinh thần đoàn kết với trò chơi kéo co.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Thiêng liêng bia chủ quyền nơi đảo xa

Đúng như tên gọi, Hòn Ðá Lẻ chỉ toàn là đá, nằm lẻ loi về phía Ðông trong cụm đảo Hòn Khoai (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), cao dần về phía Tây Nam và có phần diện tích chìm xuống khi thuỷ triều lên. Hòn Ðá Lẻ là đảo đá san hô, diện tích khá nhỏ, không cây cỏ nên chỉ có chim nhạn về đây làm tổ.

Dấu ấn tuổi trẻ bảo vệ môi trường

Bằng nhiều việc làm thiết thực, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện Thới Bình đã góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và bảo vệ môi trường tại cơ sở, chung sức cùng địa phương nâng chất tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nhân yêu thương ở ngôi trường đặc biệt

Dạy học sinh bình thường đã khó, dạy học sinh khiếm thính, tự kỷ, giúp các em nói và viết được, hoà nhập cộng đồng, càng vất vả bội phần. Ngoài nghị lực vươn lên ở mỗi em thì các sơ, các cô ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi Nhân Ái (Phường 9, TP Cà Mau) còn là người mẹ thứ hai và dành tình yêu thương đặc biệt cho các em.

Gửi tâm huyết vào chổi bông sậy

Mấy năm trước, tại một hội chợ do tỉnh tổ chức, tôi tình cờ bắt gặp những cây chổi bông sậy được bó khá khéo léo, trưng bày ở gian hàng Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Trần Văn Thời. Hỏi ra mới biết, đó là sản phẩm của chị Võ Ánh Xuân, ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc. Từ đó mà tôi kết nối và thường xuyên dùng sản phẩm của chị, vì vừa đẹp, lại bền chắc.

Bắt lịch bằng... chân

Mặc dù ở tuổi 65 nhưng người đàn ông tên Ngô Minh Quyền (Bảy Quyền), ngụ xã An Xuyên, TP Cà Mau, vẫn hằng ngày ngụp lặn dưới vuông để thụt từng con lịch. Có nhiều cách để bắt lịch nhưng ông Bảy Quyền bắt lịch bằng chân, rất đặc biệt và hiếm thấy.

Khôi phục nguồn lợi cá đồng

Những năm gần đây, nhiều nông hộ ở huyện Trần Văn Thời nuôi cá đồng trên ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế khá cao, có hộ đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Toả sáng tài năng, trí tuệ

Cùng với sự phát triển của phụ nữ cả nước, phụ nữ Cà Mau ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Dù ở bất kỳ vị trí, hoàn cảnh nào, chị em vẫn luôn toả sáng nét đẹp trong lao động, công tác, năng động, sáng tạo và nhân ái.

Ốc đảo giữa vùng nước mặn

Sở hữu hơn 18.000 m2 đất sản xuất, không trông chờ vào nguồn tôm, cua thiên nhiên, ông Nguyễn Quốc Khởi, hội viên nông dân ấp Khai Hoang Vàm, xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, còn mạnh dạn thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích.

Lấy việc tử tế làm niềm vui tuổi già

Với tinh thần “còn sức còn làm”, hơn 1 năm qua, Hội Cựu chiến binh xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tích cực cùng với địa phương tham gia các hoạt động, phong trào. Các cụ dành hầu hết thời gian nhàn rỗi để đi vá lại từng chỗ đường hư hỏng, sụp lún, để người dân thuận tiện đi lại, góp sức làm đẹp quê hương.

Sắc mới trên quê hương anh hùng

Xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, tự hào mang tên Anh hùng Quách Văn Phẩm, đây cũng là địa danh giàu truyền thống văn hoá, cách mạng và thật vinh dự khi trong mốc son của lịch sử dân tộc có đóng góp của những người con ưu tú sinh ra trên mảnh đất này. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha ông đi trước, chính quyền địa phương và Nhân dân xã Quách Phẩm đã đồng tâm, hiệp lực đưa Quách Phẩm về đích xã NTM, tạo nên sức sống mới cho vùng quê vốn khó khăn trước đây.