ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:57:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tai nạn giao thông và nước mắt người thân

Báo Cà Mau Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là vấn đề “nóng” toàn xã hội quan tâm. Hậu quả của TNGT không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người có liên quan trong vụ tai nạn mà còn gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần và nhiều hệ luỵ khác cho gia đình, xã hội. Những đứa con vốn dĩ là chỗ dựa cho bậc cha mẹ lúc tuổi già, thế nhưng cũng vì TNGT, niềm tin, hy vọng ấy bỗng chốc tan biến.

Gần tuổi xế chiều nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Lăng và bà Lê Thị Hồng (ngụ xã Khánh Thuận, huyện U Minh) chưa thể hưởng cuộc sống thanh nhàn. Hằng ngày, vợ chồng ông phải lặn lội, làm đủ mọi công việc để lo miếng cơm manh áo và lo cho con trai út ngoài 30 tuổi - Nguyễn Hoài Thanh bị di chứng do TNGT.

Ông Lăng cho biết, vợ chồng ông có 6 người con, 5 đứa lớn đều đã yên bề gia thất, Thanh là con trai út trong nhà. Vì điều kiện kinh tế nên Thanh cũng lở dở việc học, ra đời sớm phụ cha mẹ mưu sinh. Dù làm thuê nhưng lúc ấy, trong nhà, sau những giờ lao động mệt nhọc, gia đình xúm xít cười nói rôm rả. Vào cuối năm 2013, Thanh ra thị trấn chơi, không ngờ, TNGT ập đến, từ một thanh niên khoẻ mạnh, nay mọi sinh hoạt đều trông chờ vào sự giúp sức của đấng sinh thành.

Ông Nguyễn Văn Lăng và bà Lê Thị Hồng chăm sóc con trai bị di chứng do TNGT.

Ðể điều trị cho con trai, ông Lăng phải bán gần hết đất đai của gia đình, vay mượn tiền của người thân. Những tưởng phép màu sẽ đến, thế nhưng chuyện đó không thể xảy ra, con ông thành người vô thức.

Thời gian trôi qua là ngần ấy sự nặng nhọc, khổ tâm đè lên đôi vai, tâm trí của đôi vợ chồng ở tuổi xế chiều. Nhìn con trai, bà Hồng lau vội những giọt nước mắt, xót xa: “Tôi buồn lắm, nhìn con nằm đó như người điên dại, xót xa lắm. Tôi còn sống ngày nào thì chăm sóc con ngày đó. Cuộc sống khó khăn là một, nhưng khổ tâm của người mẹ không gì đo đếm được".

Trong muôn vàn nỗi đau, có lẽ nỗi đau đột ngột mất đi người thân khó nguôi ngoai nhất. Rời gia đình ông Lăng và bà Hồng, chúng tôi tìm đến hoàn cảnh gia đình khác tại xã Lâm Hải, huyện Năm Căn. Ðây là hoàn cảnh khiến ai cũng phải chạnh lòng khi tiếp xúc. Căn nhà tạm bợ, cũ kỹ có thể đổ sập bất cứ lúc nào, là chỗ cư ngụ hiện tại của chị Huỳnh Thị Thuý (43 tuổi) và con gái tên Nguyễn Anh Thư (24 tuổi). TNGT đã cướp đi 2 người thân cùng lúc của chị Thuý, đó là chồng và con trai đang tuổi trưởng thành.

Chị Thuý nhớ lại: "Giữa tháng 3 vừa qua, con trai tôi cùng chồng đi trên xe gắn máy đến đoạn giao nhau giữa đường Phan Ngọc Hiển và Trần Hưng Ðạo (Phường 5, TP Cà Mau) thì xảy ra TNGT. Chồng và con trai tôi tử vong tại chỗ, lúc ấy tôi ở dưới quê, khi nghe tin báo, tôi thất thần không tin đó là sự thật".

Giờ đây, trong căn nhà cũ kỹ, chị Thuý vừa là mẹ, vừa là cha, làm mọi công việc để mưu sinh. Con gái chị cũng từ ấy bỏ việc, về quê hôm sớm với mẹ, cùng nhau nương tựa qua ngày.

"Dù trước đây không mấy khá giả nhưng vợ chồng, con cái tôi chí thú làm ăn. Biết bao kế hoạch, ước mơ được dự tính. Vợ chồng tôi cố gắng làm kiếm tiền xây lại căn nhà, sau đó lo cho các con yên bề gia thất. Không ngờ mọi chuyện lại bế tắc chỉ vì TNGT. Con trai tôi ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ!", chị Thuý nghẹn ngào.

"Hằng năm, trong xã hội lại có thêm hàng trăm, hàng ngàn nỗi đau do TNGT gây ra. Ngoài những cái chết tức thì, TNGT còn để lại hậu quả âm ỉ. Có những trường hợp TNGT bị thương nặng phải sống đời sống thực vật. Những nỗi đau, mất mát này không chỉ riêng bản thân người bị nạn, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì thế, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, chia sẻ với gia đình những nạn nhân, để họ có thêm điểm tựa tiếp bước trong cuộc sống. Mỗi người cần nêu cao ý thức thượng tôn pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định, tránh những rủi ro đáng tiếc", ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau, chia sẻ./.

 

Văn Ðum - Chí Diện

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.