ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 23-1-25 01:10:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tấm lòng Nhân dân Cà Mau với Bác Hồ

Báo Cà Mau (CMO) Sau ngày Bác đã đi xa, mặc dù chưa được hướng dẫn thống nhất, nhưng với tấm lòng kính yêu sâu thẳm đối với vị lãnh tụ tối cao, vị cha già của dân tộc, từ vùng căn cứ kháng chiến, vùng nông thôn giải phóng đến giữa lòng đô thị, người Kinh, người Hoa, người Khmer, đồng bào tôn giáo, dân tộc, cả gia đình và binh lính địch đang cầm súng chống lại cách mạng đều diễn ra lễ thọ tang, xúc động, trang nghiêm.

Năm 1969, quân và dân Nhà Hội xây dựng Đền thờ Bác Hồ trong khu căn cứ.

Sau khi Bác đi xa

Để tỏ rõ tấm lòng đối với Bác Hồ, đồng bào, cán bộ chiến sĩ Cà Mau đã biến đau thương thành sức mạnh, liên tục tiến đánh địch, mở rộng vùng giải phóng giành chính quyền về tay Nhân dân. Những căn cứ làng rừng, những xóm dân cư từ đồng bằng đến vùng biển đảo, nhiều huyện, xã trong tỉnh Cà Mau khẩn trương thiết lập các đền thờ, phủ thờ hoặc nhà thờ Bác Hồ như ở xã Đất Mới (Viên An), ở ngọn rạch Ngã Quát (Năm Căn), ở Lô Ráng (Năm Căn) tháng 9/1969; ở Khai Long (Ngọc Hiển), ở rạch Nhà Hội (Tân Ân), ở sông Đầm Chim (Đầm Dơi), ở Kênh Cạn (Ngọc Hiển), ở Kênh Sâu (Ngọc Hiển) tháng 3/1970; ở ấp Cái Nước (Cái Nước) tháng 9/1974; ở xã Tân Hưng Đông (Cái Nước) tháng 1/1975.

Trong chiến tranh ác liệt, đến tổng tiến công mùa xuân 1975 lịch sử, trên các vùng nông thôn giải phóng đến vùng cận địch, quân dân Cà Mau đã xây dựng 14 khu đền thờ Bác Hồ, hầu hết bằng cây gỗ địa phương, do sức dân đóng góp. Đền thờ Bác làm nơi thờ cúng trang nghiêm, còn là nơi hội họp, mít-tinh, sinh hoạt cho Nhân dân - dân quân du kích tập luyện, lực lượng vũ trang triển khai nghị quyết trước giờ ra trận, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ…

Quanh các khu đền thờ Bác đều là những “chiến hào, bãi lửa”, gài chông, mìn, lựu đạn, bẫy nổ giết giặc bảo vệ căn cứ, bảo vệ tài sản, tính mạng Nhân dân. Dù cho biệt kích, máy bay, phi pháo ném bom bắn phá vào các khu đền thờ Bác, nhưng các lực lượng Đoàn thanh niên luôn sẵn sàng chiến đấu, có nhiều ngôi đền bị bom đạn sập đổ phải xây dựng lại nhiều lần.

Quyết báo đền ơn Bác

Phủ thờ Bác Hồ ở Kênh 7, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, công trình mang tên “Tuổi xuân quyết báo đền ơn Bác”, khởi công ngày 26/3/1973, là 1 trong 14 ngôi đền thờ ở Cà Mau được xây dựng trong chiến tranh ác liệt. Nơi huy động hơn 1.000 lượt đoàn viên thanh niên, cùng hàng trăm cụ phụ lão vượt qua đồn bốt giặc đến với công trình; các lực lượng được biên chế thành trung đội, đại đội sẵn sàng chiến đấu. Đền thờ xây dựng trong tầm pháo giặc Chi khu Thới Bình và cách trận địa pháo kênh Tám Ngàn (U Minh Thượng) khoảng 3 km. Để phủ thờ hoàn thành kịp dâng quà sinh nhật Bác, lực lượng đoàn viên phối hợp với các đơn vị du kích, chủ lực địa phương bao vây tấn công đồn bốt giặc xung quanh, kiềm chế trận địa pháo, vũ trang tuyên truyền vào các ấp chiến lược, đưa hàng 800 thanh niên vùng giặc trở về cùng góp công xây dựng. Trong hơn 100 ngày đêm dưới bom đạn, mưa gió, đói rét, Đoàn thanh niên chiến đấu chống trả làm chết và bị thương nhiều quân giặc, bắn rớt 1 trực thăng, nhiều đoàn viên đã anh dũng hy sinh, Phủ thờ Bác được khánh thành đúng ngày 19/5/1974.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) gửi tặng Nhân dân Cà Mau cây vú sữa, được chiết từ cây vú sữa mẹ mà Nhân dân xã Trí Phải gửi tặng Bác Hồ năm 1954 theo chuyến tàu tập kết ra Bắc. Cây vú sữa rời thân mẹ được trồng lại bên cạnh phủ thờ ở Kênh 7, xã Trí Phải, mãi xanh tươi, kết trái./.

 

Nguyễn Hiệp

 

Ăn Tết ở làng rừng

Tôi đang mở trường tư thục, dạy trên 150 học trò. Bí thư Chi bộ xã Lương Hoà là đồng chí Tư Tài, đem nghị quyết Tỉnh uỷ Bến Tre rút tôi về Ban Văn nghệ tỉnh. Chưa kịp thu xếp đi, thì má tôi (bà Hồ Thị Luỹ) ở Cà Mau qua tới. Má tôi chẻ trái chuối xiêm ra, đưa cho tôi lá thư ngắn của anh Hai Thống (Trần Hữu Vịnh, Bí thư xã Khánh Bình Tây, sau này là Phó bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kèm theo mấy lời chú Chín Thép, Uỷ viên Thường vụ xã (viết chung ý là “Đám giỗ làm lớn cúng ông bà, chú phải về quê nhà để cúng ông bà báo hiếu”).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo phương châm hướng mạnh về cơ sở

Sáng 16/1, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 1/2025 theo hình thức trực tuyến tới 1.465 điểm cầu trong cả nước, với hơn 48.000 đại biểu tham dự. Tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Phan Xuân Thuỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ trì hội nghị.

Kết thúc hoạt động của Đảng uỷ Dân Chính Đảng

“Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của tỉnh Cà Mau, Đảng uỷ Dân Chính Đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Cà Mau sẽ kết thục hoạt động”, đồng chí Trương Đăng Khoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ Dân Chính Đảng, thông tin tại Hội nghị mở rộng tổng kết thực hiện nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác nǎm 2024 của Đảng uỷ Dân Chính Đảng vào chiều 15/1.

Vai trò nòng cốt của ngành tuyên giáo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong đó, vai trò của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh uỷ Cà Mau) là nòng cốt trong việc tham mưu, điều phối các hoạt động ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, xấu, độc.

Về địa chỉ đỏ...

Những ngày giáp Tết, lực lượng đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh Cà Mau có chuyến về nguồn thăm các di tích lịch sử tiêu biểu

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Tự hào vùng đất cực Nam

Lần đầu tiên, trong Văn kiện của Ðảng ta tại Ðại hội khoá XIII, thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hoá” được khẳng định là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực, động lực to lớn để đất nước phát triển thịnh vượng và hội nhập quốc tế.

Chú trọng quy hoạch cán bộ theo lĩnh vực chuyên sâu

Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ và thực hiện quy chế phối hợp về nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban tổ chức Tỉnh uỷ chiều 10/1, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển lưu ý, ngành tổ chức thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, cùng với tham mưu rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ theo chức danh cần chú trọng quy hoạch cán bộ theo lĩnh vực chuyên sâu của từng ngành, từng lĩnh vực.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm người đứng đầu

Chiều 9/1, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Lê Minh Ý chủ trì hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Phó Vụ trưởng Vụ Địa bàn VIII, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Huỳnh Phú Hiệp; Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh uỷ Huỳnh Thị Thanh Loan.

Học Bác gắn với xây dựng chi bộ “4 tốt”

“Chi bộ là gốc rễ của Ðảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Ðảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”, thấm nhuần lời dạy này của Bác, thời gian qua, Chi bộ Ấp 12, xã Khánh An không ngừng xây dựng chi bộ “4 tốt” gắn với học tập và làm theo lời Bác. Từ đó, các mặt công tác của chi bộ đều chuyển biến tích cực, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.