ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 10:47:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tan giấc mộng đổi đời

Báo Cà Mau Theo thống kê mới đây của Bộ Công an, mỗi năm có đến hàng ngàn vụ “mua bán phụ nữ” với gần chục ngàn nạn nhân có liên quan đến hành vi này. Chủ yếu là bán phụ nữ Việt Nam sang các nước Ðông Nam Á và châu Á, nhất là Trung Quốc và Malaysia để ép kết hôn và phục vụ ngành “công nghiệp” tình dục. Mặc dù rất nhiều đường dây xuyên quốc gia, nhiều đối tượng chuyên nghiệp bị triệt phá và bắt giữ nhưng tình trạng nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn còn “mộng mị” tìm đổi đời từ những quốc gia này.

Theo thống kê mới đây của Bộ Công an, mỗi năm có đến hàng ngàn vụ “mua bán phụ nữ” với gần chục ngàn nạn nhân có liên quan đến hành vi này. Chủ yếu là bán phụ nữ Việt Nam sang các nước Ðông Nam Á và châu Á, nhất là Trung Quốc và Malaysia để ép kết hôn và phục vụ ngành “công nghiệp” tình dục. Mặc dù rất nhiều đường dây xuyên quốc gia, nhiều đối tượng chuyên nghiệp bị triệt phá và bắt giữ nhưng tình trạng nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn còn “mộng mị” tìm đổi đời từ những quốc gia này.

Cuối năm 2014, Hội đồng xét xử của Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau đã đưa vụ án Phan Tú Phương (sinh năm 1964, thường trú ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi), can tội “mua bán người” ra xét xử hình sự sơ thẩm. Với số tiền gần 13 triệu đồng kiếm được từ việc lừa bán 3 phụ nữ sang Trung Quốc, Phương đã bị tuyên phạt 6 năm tù giam và bồi thường trên 30 triệu đồng.

Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2012, trong thời gian sinh sống và làm ăn tại TP Hồ Chí Minh, Phan Tú Phương gặp và làm quen với đối tượng Cao Yến Ly (sinh năm 1981, thường trú ấp Kế Phòng, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Ly có chồng là người Trung Quốc, đang về Việt Nam chơi. Tại đây, trong lúc tâm sự, Ly bàn bạc với Phương đi tìm phụ nữ là người Việt Nam có tuổi đời từ 18-35 để bán sang bên đó làm vợ. Ðồng thời, Ly kêu Phương nói dối với những người này là sang Trung Quốc tìm việc làm có thu nhập cao, được thì làm, còn không thích hợp thì khoảng 1 tháng được đưa về nước, giống như chuyến đi du lịch... Mỗi trường hợp giao nhận, Ly sẽ trả cho Phương từ 1-2 triệu đồng, còn tiền tàu xe, ăn uống từ quê lên TP Hồ Chí Minh Ly cũng bao toàn bộ. Không chỉ quen biết có Ly, thời gian này Phương còn quen thêm 1 đối tượng chuyên “mua bán người” khác tên Lê (không rõ họ tên thật, địa chỉ) và tất cả cũng thoả thuận giống nhau.

Theo khai nhận của Phương, vào khoảng tháng 6/2012, Phương đến nhà của chị Lâm Thị N (sinh năm 1990, thường trú xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi) để dùng lời ngon tiếng ngọt dụ chị N đi Trung Quốc tìm việc làm sẽ đổi đời, có nhiều tiền gửi về gia đình. Khi giao N cho Lê tại TP Hồ Chí Minh, Phương được Lê trả công 10 triệu đồng. Về phía chị N, sau khi qua tới Trung Quốc, do bất đồng nhiều thứ nên bị gia đình người Trung Quốc đánh đập, hành hạ. Biết được sự việc trên, gia đình chị N đã vay mượn tiền lên tận TP Hồ Chí Minh để làm thủ tục chuộc N về Việt Nam.

 Ðến tháng 11/2012, cũng với thủ đoạn tương tự, Phương đã lừa chị Hồ Bích C (sinh năm 1983, thường trú xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi) để đưa sang Trung Quốc. Khi giao chị C cho Ly, Ly đã trả công cho Phương 2 triệu đồng. Ði được 1 tháng, chị C điện thoại về gia đình, nói bị lừa bán sang Trung Quốc lấy chồng chứ không phải xuất khẩu lao động như Phương đã hứa. Ðồng thời, yêu cầu gia đình ráng lo 45 triệu đồng để chuộc C về Việt Nam. Do gia đình khó khăn nên đến tháng 3/2013, gia đình chị N chỉ biết trình báo và tố cáo hành vi “buôn người” của Phương. Ðến nay, chị C vẫn còn lưu lạc bên xứ người, còn gia đình thì đã bỏ địa phương sinh sống ở đâu không rõ.

Vào khoảng tháng 1/2013, với chiêu trò cũ, Phương đến nhà chị Ðoàn Hồng T (sinh năm 1992, thường trú xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi) dụ dỗ tìm đường đổi đời ở bên Trung Quốc. Nghe quá bùi tai nên chị T và gia đình đã đồng ý cho T theo Phương. Với hợp đồng này, Ly đã trả cho Phương 1 triệu đồng. Về phía chị T, khi biết rõ bị Phương lừa nhưng vì bị người đàn ông bên Trung Quốc (T được bán cho người này làm vợ) cất giữ giấy chứng minh Nhân dân và hộ chiếu nên không thể trốn thoát. Ðến gần nửa năm sau đó, chị T lợi dụng việc đi làm thuê ở bên ngoài đã trốn được về Việt Nam và tố cáo hành vi phạm pháp của Phương cho cơ quan chức năng.

Theo cơ quan điều tra, ngoài những hành vi trên, Phương còn lừa bán thêm 2 phụ nữ người Việt Nam khác tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu và huyện Ðầm Dơi, nhưng do sự cố khách quan nên hành vi phạm tội chưa thực hiện được./.

Toại Nguyện

Liên kết hữu ích

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...