ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-12-24 20:19:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

Để tăng cường quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)  trong các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, lực lượng chuyên ngành của tỉnh tiếp tục thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các cơ sở chế biến sơ chế các mặt hàng nông – lâm - thuỷ sản nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng…

Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. (Ảnh minh hoạ)

Ông Đinh Hiếu Nghĩa, Phó chánh thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, thời gian qua, Đội thanh tra liên ngành Nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuần tra, giám sát sản phẩm nông lâm, thuỷ sản; góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là hoạt động quan trọng trong nỗ lực bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người dân, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát chất lượng nông, lâm, thuỷ sản còn khó khăn do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, số vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn chưa nhiều. Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu ở quy mô nhỏ hộ gia đình, chưa nhận thức sâu sắc về an toàn thực phẩm…

Ông Đinh Hiếu Nghĩa cho biết thêm: “Tính từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, đội kiểm tra 47 cơ sở, phát hiện 6 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền trên 15,6 triệu đồng. Đồng thời, lấy 39 mẫu thức ăn, thuốc thú y, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kiểm nghiệm, đã cho kết quả 38 mẫu, còn 1 mẫu đang thực hiện. Trong 38 mẫu đã kiểm nghiệm có 32 mẫu đạt chất lượng, 2 mẫu không đạt chất lượng, 4 mẫu là hàng giả.

Tình trạng kinh doanh thuốc BVTV, đặc biệt các hành vi vi phạm về điều kiện buôn bán, sử dụng thuốc BVTV không đúng quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly, phần nào ảnh hưởng đến ATVSTP trong các sản phẩm nông nghiệp. Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: “Hiện nay, danh mục, chủng loại thuốc BVTV trên thị trường có trên 4.300 tên thương phẩm của khoảng 1.700 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất. Riêng trên thị trường tỉnh Cà Mau có khoảng 2.000 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thục vật. Việc có quá nhiều công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV dẫn đến công tác quản lý về số lượng, chất lượng, nhãn mác, bao bì… gặp nhiều khó khăn.

Ngành chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán các mặt hàng vật tư nông nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 công ty tham gia cung ứng thuốc BVTV thông qua 201 đại lý. Thời gian qua, Chi cục tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường thuốc BVTV trên địa bàn. Hằng năm, Chi cục tổ chức trên 30 lớp tập huấn về quản lý và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và văn bản pháp luật mới về thuốc BVTV cho người dân và chủ đại lý kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp.

Để đánh vào tâm lý nông dân, nhiều công ty, doanh nghiệp dùng các thuật ngữ “Hot” trong quảng bá sản phẩm như: siêu rẻ, siêu lá, siêu đẻ nhánh, siêu đòng, siêu bông và siêu hạt; chắc cây đầy bông, không lo nhót lúa. Hay chương trình khuyến mãi quay số trúng trưởng, bật nắp liền tay trúng ngay FUTURE… là chiêu nhiều cơ sở kinh doanh, thu hút khách hàng.    

Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc BVTV hiện nay đang trở nên đáng báo động, nhiều bà con nông dân vẫn có tâm lý phun thuốc BVTV khi sâu bệnh chưa đến ngưỡng phòng trừ, để phòng ngừa. Đây chính là tác nhân gây hại đến các loại côn trùng có lợi, khiến sâu bệnh bùng phát mạnh; đặc biệt, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, gia tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất…

Theo kết quả lấy 57 mẫu các sản phẩm lúa, rau, quả phân tích dư lượng thuốc BVTV gần đây của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có đến 14 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn theo Thông tư 50/2017/TT của Bộ Y tế.

Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, hiện cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thuốc BVTV như quảng cáo, buôn bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng thanh kiểm tra cho cán bộ làm công tác chuyên môn và nâng cao kiến thức, hiểu biết các quy định về kinh doanh thuốc BVTV cho các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, nông dân cũng không nên lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và sử dụng theo nguyên tắc "4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng - nồng độ, đúng lúc, đúng cách để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.


Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020 và thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, Nghị định số 141/2018/NĐ-CP).

Theo đó, đối với hàng hoá nói chung, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000-70.000.000 đồng, cá nhân có hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 5.000.000-100.000.000 đồng, các mức phạt được căn cứ vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp.

Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (gọi chung là vật tư nông nghiệp) sẽ bị phạt gấp 2 lần các mức phạt nêu trên.

Theo quy định mới, các mức phạt đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng cao gấp 1,3-1,7 lần so với mức phạt trước đây.

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: tịch thu tang vật; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng; buộc tiêu huỷ tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức./.

                                                                 Trung Đỉnh

          

         

         

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 công ty, doanh nghiệp in ấn cùng một số cơ sở in bao bì, nhãn hàng, thiệp mời, danh thiếp và các cơ sở photocopy; có 3 doanh nghiệp lớn về phát hành xuất bản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định Luật Xuất bản. Ngành chức năng cũng tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm

Tính đến hết ngày 13/9/2024, Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã kiểm tra 68 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nhìn chung năm nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tuân thủ các quy định pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm

Xác định kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ là biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán, đảm bảo môi sinh, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các quy định trong công tác phòng dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến kinh doanh để các hộ chủ động trong công tác phòng ngừa.

Xuất bản phẩm điện tử - Xu thế của thời đại

Xuất bản phẩm điện tử (XBPĐT) là một phương thức của hoạt động xuất bản, đã và đang mở ra một thời cơ mới cho ngành xuất bản khi mà hoạt động xuất bản của hầu hết các nước trên thế giới không nằm ngoài thời đại số hoá.

Bản án thích đáng dành cho hành vi cướp tài sản trên biển

Sáng nay (18/7), tại trụ sở UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, Toà án nhân dân huyện Trần Văn Thời mở phiên toà sơ thẩm hình sự lưu động xét xử bị cáo Bùi Công Danh và các nghi phạm về tội cướp tài sản. Đây là vụ việc liên quan đến tranh chấp ngư trường, gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.

Để doanh nghiệp phát triển trên sàn thương mại điện tử

Trong thời đại công nghệ số, thương mại điện tử (TMĐT) trở thành hình thức, xu hướng kinh doanh. Để doanh nghiệp (DN) hiểu đúng, đủ và thực hiện tốt pháp luật kinh doanh trên lĩnh vực này, ngành Thuế tỉnh không ngừng tuyên truyền, hỗ trợ các DN, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh kê khai, nộp thuế trên sàn TMĐT.

Ngăn chặn thực phẩm giả, bảo vệ sức khoẻ người dân

Trong bối cảnh thực phẩm giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm là vô cùng cần thiết.

Vi phạm vùng biển nước ngoài chế tài rất nặng

Ðã qua, tình hình vi phạm vùng biển nước ngoài thuộc lĩnh vực bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có buổi phỏng vấn ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp.