ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:10:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường quản lý nước uống đóng chai

Báo Cà Mau Hiện nay, sản phẩm nước đóng chai, đóng bình (gọi chung là nước uống đóng chai) đã trở thành sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chọn mua và sử dụng loại nước đảm bảo sức khoẻ vẫn là một nỗi lo. Báo Cà Mau có phỏng vấn ông Hoàng Lý Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh, xung quanh công tác quản lý cũng như những tiêu chuẩn sản xuất liên quan đến nước đóng chai hiện nay.

Ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chính hãng, uy tín, đảm bảo chất lượng.

- Xin ông cho biết tổng quan về hoạt động sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh và công tác quản lý các cơ sở này?

Ông Hoàng Lý Tưởng: Theo thống kê của Chi cục ATVSTP (Sở Y tế), hiện trên địa bàn tỉnh có 184 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, phân bố khắp các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Chủ yếu là cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ quy mô hộ gia đình, với sản lượng bình quân khoảng 1.200 lít/ngày/cơ sở vào mùa mưa và trên 2 ngàn lít vào mùa khô.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, công tác quản lý các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai chặt chẽ, đồng bộ và đạt hiệu quả, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Cụ thể, 100% cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và tự công bố chất lượng sản phẩm trước khi đi vào hoạt động.

Trong quy trình cấp giấy chứng nhận, Chi cục ATVSTP thẩm định về cơ sở vật chất; điều kiện vệ sinh cơ sở; điều kiện sức khoẻ, kiến thức và thực hành về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất. Chi cục ATVSTP kiểm tra định kỳ và lấy mẫu kiểm nghiệm các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai 1 lần/năm hoặc nhiều hơn nếu có chỉ đạo của cấp trên hoặc có tin báo vi phạm quy định về ATTP.

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, có những điểm đáng lưu ý nào không, thưa ông?

Ông Hoàng Lý Tưởng: Trong những năm qua, công tác kiểm tra hoạt động sản xuất nước đóng chai, đóng bình trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, các cơ sở chấp hành tốt các quy định về ATTP. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm đáng lưu ý: Còn một số cơ sở bố trí khu vực sản xuất chung với khu sinh hoạt gia đình, diện tích nhà xưởng còn nhỏ hẹp, mang tính tự phát, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về mặt vi sinh. Một số chủ cơ sở chưa chấp hành tốt các quy định: vệ sinh cơ sở, kiểm soát trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, nhất là phòng chiết rót, cũng như hệ thống đèn cực tím để sát khuẩn.

- Các tiêu chuẩn vệ sinh, ATTP nào mà các cơ sở sản xuất nước đóng chai cần tuân thủ nghiêm ngặt để bảo đảm sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng, thưa ông?

Ông Hoàng Lý Tưởng: Về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo Nghị định số 67/2016/NÐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NÐ-CP ngày 12/11/2018. Cụ thể, quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc; trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm; có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm; bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức ATTP và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp... khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Về chất lượng sản phẩm, tuân thủ QCVN 6-1:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

Từ lâu, việc sử dụng nước uống đóng chai, đóng bình đã trở thành nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của nhiều người.

- Những quy định bắt buộc nào mà các cơ sở sản xuất cần tuân thủ?

Ông Hoàng Lý Tưởng: Theo quy định hiện hành, để có thể hành nghề sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình thì buộc cơ sở kinh doanh cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ liên quan được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp; có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn hiệu lực. Cơ sở tự công bố sản phẩm do mình sản xuất trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình, hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 1 bản đến Chi cục ATVSTP để lưu trữ hồ sơ và đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải được trang bị kiến thức về ATTP và khám sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm.

- Nhân đây, xin ông chia sẻ, người tiêu dùng cần lưu ý gì để chọn được những sản phẩm nước uống đảm bảo sức khoẻ?

Ông Hoàng Lý Tưởng: Theo tôi, để lựa chọn sản phẩm là nước uống đóng chai, đóng bình đảm bảo chất lượng, tốt cho sức khoẻ, thì người dùng cần lựa chọn sản phẩm phải chính hãng, uy tín, lâu năm trên thị trường. Những thương hiệu đã hoạt động lâu năm thường có danh tiếng và uy tín được tích luỹ qua thời gian. Nếu một sản phẩm nước uống đã tồn tại trên thị trường trong nhiều năm mà vẫn được nhiều người tin dùng, đó là một dấu hiệu cho thấy chất lượng của sản phẩm đó.

Trước khi quyết định mua phải kiểm tra kỹ nhãn mác, bao bì sản phẩm, nên đọc kỹ thông tin trên nhãn mác về tên cơ sở, địa chỉ, thành phần, hạn sử dụng và cách bảo quản sản phẩm. Với các nhãn hàng uy tín thì trên bao bì luôn có đầy đủ thông tin trên.

 Ngoài ra, khi chọn sản phẩm nước uống đóng chai cần lựa chọn sản phẩm bao bì nguyên vẹn; sản phẩm trong suốt, không cặn.

- Xin cảm ơn ông!

 

Văn Ðum thực hiện

 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tích cực kiểm soát nguồn thực phẩm tươi sống

Vấn đề ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng hiện đang rất đáng báo động. Đáng chú ý, có những vụ ngộ độc tập thể lên đến hằng trăm người như ở tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương… Trong số đó đã có những ca tử vong.

Ðảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng

Thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) được huyện Trần Văn Thời chú trọng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khoẻ người dân.

Lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Trong cuộc sống hiện nay, bao bì thực phẩm được sử dụng rộng rãi hằng ngày. Ngoài công dụng chứa đựng lương thực, thực phẩm và các vật phẩm, bao bì còn được xem là “vũ khí” truyền đạt thông tin về sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thu hút người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra - Ðảm bảo an toàn thực phẩm

Nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), từ đầu năm đến nay, huyện Thới Bình tăng cường các đợt kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng (NTD).

Ðảm bảo dinh dưỡng và an toàn

Trong công tác chăm sóc trẻ, các điểm trường mẫu giáo, mầm non đặc biệt quan tâm việc đảm bảo dinh dưỡng, an toàn bữa ăn cho trẻ. Trường Mẫu giáo Bông Hồng (Phường 5, TP Cà Mau) hiện có 9 lớp với 237 trẻ đang theo học. Nhà trường thực hiện bữa ăn bán trú gồm bữa sáng, bữa chính và bữa xế phụ.

Ðề phòng ngộ độc thực phẩm

Ðã qua, tại Cà Mau chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng thời điểm giao mùa này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Thế nên, việc cẩn trọng trong lựa chọn thức ăn, thực phẩm là điều cần thiết.

An toàn thực phẩm gắn với an sinh xã hội và văn minh đô thị

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, vấn đề lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, mua bán... nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4-15/5), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau kết hợp với trung tâm y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh ra quân thực hiện công tác tổng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.