ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:11:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm

Báo Cà Mau An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khoẻ của con người và tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ngành Y tế Cà Mau đang quản lý trên 12.000 cơ sở thực phẩm.

“Nhằm góp phần nâng cao ý thức của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất lượng, vì sức khoẻ người tiêu dùng, thời gian qua Sở Y tế chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để đảm bảo ATTP, từ tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nhằm mang tính răn đe”, ông Nguyễn Minh Sơn, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Cà Mau. cho biết.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông

Ngành Y tế luôn xác định truyền thông là yếu tố quan trọng, là biện pháp hữu hiệu góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm. Truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật hiệu quả sẽ nâng cao nhận thức người tham gia sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng về ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Chọn thực phẩm chất lượng là bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

Ông Nguyễn Minh Sơn cho biết: “Đã qua, nhờ truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật hiệu quả, công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực. Số vụ ngộ độc thực phẩm và số người mắc thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Cụ thể, nhiều năm trên địa bàn không có vụ ngộ độc thực phẩm; riêng năm 2023 xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu với 16 người mắc, do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc; tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm/100.000 dân là 1,33, thấp so với kế hoạch đề ra 6/100.000 dân. Đặc biệt không xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong nhiều năm liền.

Khi mua hàng, người dân nên chọn hàng hoá có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ thông tin, nhãn mác.

Để truyền thông đạt hiệu quả, công tác truyền thông được lập kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, hình thức truyền thông đa dạng bao gồm: tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc kiểm tra; tập huấn, hội nghị, nói chuyện, chuyên đề; gián tiếp qua phát thanh, truyền hình, loa phóng thanh tại các xã, phường, thị trấn; xe cổ động; băng rôn treo trên đường; tơ rơi, tờ gấp, áp phích.

Ngoài ra, Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tiếp dân định kỳ hằng tuần nhằm giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; thành lập bộ phận một cửa nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cơ sở về các điều kiện liên quan đến ATTP, thực hiện các thủ tục liên quan về ATTP; trả lời bằng văn bản đối với thắc mắc của cơ sở thực phẩm…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Ngoài việc thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm cũng như cảnh báo đến người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, qua kiểm tra trong năm 2023 và quý 1 năm 2024, số cơ sở vi phạm nhiều, tập trung chủ yếu là các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ ở tuyến xã, với các lỗi vi phạm chủ yếu hàng hoá hết hạn sử dụng (số lượng hàng hoá nhỏ), bảo quản thực phẩm chưa che chắn được bụi, ánh nắng…, chưa kê cao thực phẩm đúng quy định, chưa chủ động khám sức khoẻ cho người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm…

Chi Cục ATVSTP kiểm tra ATTP tại một cơ sở chế biến thực phẩm ở Phường 2, TP Cà Mau.

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Minh Sơn thông tin: “Với những loại thực phẩm được đóng gói sẵn, phải kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng thông tin của sản phẩm, nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần cấu tạo chính của sản phẩm và đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn. Đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, nên chú ý đến điều kiện vệ sinh của người bán, cũng như khu vực chế biến, trang thiết bị chứa đựng, cách bảo quản nguyên liệu đầu vào, thành phần phụ gia và các chất bảo quản sử dụng”.

Để có được thực phẩm đảm bảo chất lượng, ông Nguyễn Minh Sơn khuyến cáo mọi người hãy cảnh giác với thực phẩm trôi nổi trên thị trường (nhất là thực phẩm bán trên mạng xã hội), đồng thời tránh mua những sản phẩm thực phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi người hãy kiên quyết nói không với những cửa hàng kinh doanh, quán ăn… không đảm bảo vệ sinh. Có như thế mới góp phần chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn vì sự an toàn của bản thân và gia đình.

Mọi người nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Không sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh. Các loại thực phẩm cần phải nấu chín, khi chưa dùng đến hoặc thực phẩm thừa trong các bữa ăn muốn giữ lại, chỉ để ở nhiệt độ của phòng không quá 2 giờ, sau đó bảo quản ở tủ lạnh./.

 

Phúc Duy

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Ung thư máu và những dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư máu là căn bệnh ác tính, nó khiến cho lượng bạch cầu trong cơ thể con người có thể sẽ tăng vọt lên một cách đột biến, khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra các chất đề kháng kịp thời và phản ứng lại với hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân

Ngoài đặc thù điều trị không dùng thuốc, tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau, việc góp phần phục hồi sức khoẻ bệnh nhân còn là sự kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu và chia sẻ của các bác sĩ, kỹ thuật viên.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.