ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 23:02:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường truyền thông phòng chống bạo lực gia đình

Báo Cà Mau (CMO) Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017 với chủ đề "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái", vừa qua, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức sự kiện "Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ)" tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Là một trong những xã đảo của tỉnh Cà Mau, những năm qua, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội xã Khánh Bình Tây có bước phát triển và đang trên lộ trình xây dựng xã nông thôn mới. Tình trạng bạo lực gia đình mặc dù không phổ biến nhưng vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Vấn đề này luôn được Đảng uỷ, UBND xã quan tâm, tổ chức nhiều chương trình để tuyên truyền, lồng ghép qua các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, cựu chiến binh..., phổ biến cho bà con các ấp kiến thức cũng như kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, từng bước chung tay ngăn chặn và xoá bỏ vấn nạn này.

Tiểu phẩm của các đội dự thi với nội dung phòng chống bạo lực gia đình.

Sự kiện truyền thông được tổ chức nhằm truyền tải thông điệp phòng chống bạo lực gia đình, phổ biến Luật PCBLGĐ đến rộng rãi chính quyền và Nhân dân nhằm hướng tới xoá bỏ bạo lực gia đình, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, hội viên, đoàn viên..., những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền ở các ấp.

Ông Lê Chí Nghĩa, Ấp đội trưởng ấp Đá Bạc A, cho biết: "Đa số người dân đều cho rằng bạo lực gia đình chỉ là việc đánh đập, gây thương tích. Cá biệt có những nạn nhân khi bị bạo hành lại có suy nghĩ "cam chịu", không báo chính quyền hoặc những người xung quanh biết nên khi can thiệp thì đã quá muộn và chịu nhiều tổn thất nặng nề. Chính vì thế, việc phổ biến kiến thức để bà con có nhận thức đúng đắn về BLGĐ là cần thiết".

Đặc biệt, trong hoạt động truyền thông là cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật phòng chống BLGĐ" với sự tham gia của 90 thí sinh thuộc 9 đội đến từ 12 ấp trong xã. Cuộc thi diễn ra trong không khí sôi nổi, đã tạo sự giao lưu học hỏi, nâng cao kiến thức cho những người làm công tác tuyên truyền ở địa phương, qua việc xử lý tình huống, củng cố những kiến thức và kỹ năng phòng chống BLGĐ, qua đó phổ biến pháp luật sâu rộng, lan toả đến từng hộ dân.

Từng chứng kiến và hoà giải nhiều vụ BLGĐ, bà Ngô Thị Đằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Cơi Sáu A, chia sẻ: "Cuộc thi không những giúp những người làm công tác phụ nữ như chúng tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để làm tốt công tác tuyên truyền, mà còn giúp chị em hiểu hơn những kiến thức về PCBLGĐ, từ đó áp dụng cho chính gia đình mình, làm cho địa phương ngày một văn minh hơn".

Ông Lê Minh Út, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống gia đình, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cho biết, sự kiện truyền thông này được tổ chức đến hết Tháng hành động vì bình đẳng giới (từ ngày 15/11-15/12), tập trung vào các xã vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin./.

 Phúc Phúc 

 

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.