ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:24:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng độ bao phủ vắc xin

Báo Cà Mau Ngay khi được phân bổ lượng vắc xin đảm bảo nhu cầu, ngành y tế đang nỗ lực tuyên truyền giúp người dân tiêm chủng đúng lịch; quyết tâm hoàn thành mục tiêu quốc gia về tiêm chủng đã đề ra.

Sau đợt phân bổ 500 ngàn liều vắc xin tới các địa phương vào ngày 16/4, Bộ Y tế đã liên tục cung ứng vắc xin trong các đợt tiếp theo. Riêng tỉnh Cà Mau đã được phân bổ hơn 22 ngàn liều vắc xin 5 trong 1, hơn 20 ngàn liều vắc xin phòng bệnh bại liệt và các loại vắc xin phòng bệnh sởi - Rubella, viêm não Nhật Bản... Ngay lập tức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thực hiện kế hoạch phân bổ vắc xin về các huyện và thành phố. Ở thời điểm đầu tháng 5, toàn tỉnh đã triển khai tiêm bù và tiêm vét cho người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực cũng phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân đến tiêm chủng.

Trẻ được tiêm chủng đủ liều khi đã có nguồn vắc xin đầy đủ.

Bác sĩ Ðoàn Văn Nam, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế - Ký sinh trùng côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: "Tình trạng thiếu vắc xin ở giai đoạn trước vì yếu tố khách quan, nay đã được giải quyết, đảm bảo tiêm bù lại cho các nhóm trước kia còn thiếu. Về tình hình cung ứng vắc xin, Trung tâm đã tham mưu Sở Y tế và trình UBND tỉnh, đảm bảo số lượng vắc xin luôn luôn được gối đầu trước 3 tháng và xây dựng kế hoạch đăng ký lượng vắc xin về Trung ương, đảm bảo thực hiện cho 6 tháng cuối năm 2024 và năm 2025. Hiện tại, chúng tôi đã đảm bảo đủ vắc xin để người dân được tiêm đầy đủ theo tỷ lệ đề ra”.

Việc tỉnh được cung cấp đủ vắc xin khiến các bậc phụ huynh và người dân phấn khởi khi thời điểm giao mùa nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Theo ngành y tế, dự kiến đến hết năm 2024, ngành tiếp tục thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đó là triển khai tiêm tại trường học nhằm tiêm vét, bù mũi cho các cháu bị hoãn hoặc bỏ lỡ các mũi tiêm chủng đầu đời. Từ đó, sẽ giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch, chủ động phòng dịch, tiết kiệm nguồn nhân lực so với triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung đồng loạt.

Dịch sởi trên toàn quốc vẫn diễn ra theo chu kỳ 3-4 năm với hàng chục ngàn ca mắc gây nguy hiểm diện rộng. Ðối với bệnh bại liệt, nguy cơ virus hoang dại xâm nhập vào Việt Nam trong bối cảnh căn bệnh này chưa được thanh toán trên toàn cầu, đồng thời với nguy cơ virus vắc xin biến đổi di truyền quay trở lại độc tố là hiện hữu. Các dịch bệnh khác như: bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản B... có nguy cơ tái diễn. Vì vậy, cần có các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm số trẻ cảm nhiễm trước khi dịch bùng phát để chủ động phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ trẻ em.

Trong tình hình này, việc nỗ lực để đảm bảo nguồn cung vắc xin tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ đang là trọng tâm. Bác sĩ Ðoàn Văn Nam thông tin: "Hiện tại, để có độ bao phủ vắc xin, cần tăng cường các biện pháp truyền thông hướng dẫn người dân đưa con em đến để tiêm bù và tiêm vét lại cho những nhóm đối tượng do khoảng trống thời gian thiếu vắc xin, đồng thời tiêm cho nhóm đối tượng đến tuổi tiêm chủng. Ngành y tế tỉnh đã quản lý chặt chẽ số lượng trẻ tiêm chưa đầy đủ để tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đưa con em đi tiêm vắc xin đầy đủ, nhằm tạo miễn dịch bệnh trong cộng đồng bền vững".

Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tiếp nhận nhiều ca tiêm chủng vì đã có đủ nguồn vắc xin.

Cùng với nỗ lực của ngành chức năng để đảm bảo lượng cung vắc xin, điều quan trọng là các bậc phụ huynh phải theo dõi sát sao lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Vì nếu nhỡ lịch, trẻ sẽ không được vắc xin bảo vệ tối ưu trong những năm tháng đầu đời và có nguy cơ cao đối mặt với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa cao điểm dịch bệnh.

Chị Ðoàn Thị Thuý, ngụ Khóm 4, Phường 4, TP Cà Mau, chia sẻ: "Thời gian thiếu vắc xin làm tôi khá lo lắng về vấn đề phòng chống miễn dịch cho bé. Tôi có theo dõi kỹ lịch tiêm và được bác sĩ tư vấn dựa trên từng loại vắc-xin để được chỉ định các mũi tiêm bù, tiêm vét theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng quy định để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả".

"Khi đưa con đến cơ sở y tế tiêm, tôi nhờ tư vấn trước về các loại vắc xin và thời gian tiêm, loại nào đã tiêm và bị gián đoạn thì nên làm gì? Tuân thủ lịch tiêm chủng là điều quan trọng để con có sức khoẻ tốt", anh Lý Thanh Thành, ngụ Khóm 3, Phường 6, TP Cà Mau, bày tỏ quan tâm.

Theo ngành y tế, 12 loại vắc xin được sử dụng trong lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ rất an toàn. Ðể vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất và đảm bảo sức khoẻ trẻ, khi đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, thông báo với bác sĩ các thông tin về tình trạng sức khoẻ của con như: chiều cao, cân nặng, con sinh đủ tháng hay thiếu tháng, con có mắc bệnh bẩm sinh, con có đang ốm hay sốt hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của vắc xin... hay không? Thứ hai là, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ. Trẻ thường gặp một số phản ứng sau tiêm như: sốt, vết tiêm sưng tấy, đau, nhức, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú..., cần bổ sung nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho hệ miễn dịch như cung cấp thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, kẽm... Khi trẻ xuất hiện các dấu hiện bất thường và kéo dài như sốt cao, quấy khóc liên tục, co giật, khó thở, toàn thân tím tái..., phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời./.

 

Lam Khánh - Chí Diện

 

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.

Tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.