"Khi Nghị định số 46/2016/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), như: chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn… là hết sức cần thiết để tạo sự răn đe các đối tượng vi phạm khác”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, đồng tình.
"Khi Nghị định số 46/2016/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), như: chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn… là hết sức cần thiết để tạo sự răn đe các đối tượng vi phạm khác”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, đồng tình.
Trung tá Nguyễn Văn Hớn, Ðội phó Ðội tuần tra Cảnh sát giao thông (CSGT), cho biết: "Trước khi Nghị định số 46 có hiệu lực thi hành, trong quá trình tuần tra, kiểm soát (TTKS), lực lượng làm nhiệm vụ cũng đã kết hợp tuyên truyền trực tiếp người tham gia giao thông (TGGT). Vì vậy, từ khi nghị định có hiệu lực thi hành, trên các tuyến quốc lộ, hầu hết người TGGT đều biết mức xử phạt tăng cao nên chấp hành khá tốt các quy định của pháp luật về ATGT. Tuy nhiên, ở khu vực nội ô thành phố, nhiều người còn tỏ ra thờ ơ, không ít người TGGT gần như chưa biết gì về Nghị định số 46 thay thế Nghị định số 171 của Chính phủ, tình trạng sử dụng rượu bia khi TGGT vẫn còn xảy ra".
Lực lượng CSGT tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 63. |
Ông Trương Thanh Huy, ngụ Phường 8, TP Cà Mau (vi phạm sử dụng giấy bảo hiểm xe hết thời hạn), vô tư: “Biết là không có bảo hiểm xe hoặc bảo hiểm hết hạn là sẽ bị phạt nhưng phạt theo nghị định gì thì tôi không hiểu lắm, vì bận rộn công việc làm ăn nên ít khi để ý đến chính sách, pháp luật về ATGT”.
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, những tháng đầu năm nay, lực lượng TTKS đã phát hiện, lập biên bản xử lý vi phạm trật tự ATGT trên 32.000 trường hợp, trong đó lỗi vi phạm có nguy cơ tiềm ẩn gây mất trật tự ATGT, như: chạy quá tốc độ, không giấy phép lái xe, vi phạm nồng độ cồn… còn xảy ra khá cao. Ðó cũng là những nguyên nhân của 42 vụ TNGT, làm chết 26 người và bị thương 55 người (trong đó có 38 vụ TNGT đường bộ, làm chết 22 người và bị thương 55 người).
Ông Nguyễn Thanh Bằng cho biết: "Tình hình trật tự ATGT phức tạp, TNGT tăng cả 3 tiêu chí, trong đó có hơn 80% số vụ TNGT có liên quan trực tiếp đến ý thức của người TGGT. Do vậy, Nghị định số 46 của Chính phủ sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công tác đảm bảo ATGT trong thời gian tới. Tuy nhiên, những ngày gần đây không ít trang báo đã thông tin một số hành vi vi phạm bị xử lý theo Nghị định số 46 là chưa hợp lý, như: trường hợp vượt đèn vàng, quên gạt chân chống xe… Vấn đề này, đối với trường hợp đèn đã bật màu vàng mà bánh xe chưa tới vạch giới hạn mà cố tình vượt đèn vàng thì xử phạt là hợp lý, còn đối với trường hợp quên gạt chân chống xe là hướng tới việc xử lý nhóm đối tượng choai choai có hành vi “yêng hùng” chớ không phải với những người quên gạt chân chống xe đơn thuần".
Theo ông Nguyễn Thanh Bằng, để phổ biến sâu rộng Nghị định số 46 của Chính phủ, các lực lượng làm nhiệm vụ phải nghiên cứu và được tập huấn kỹ càng nội dung quy định tại nghị định, đảm bảo là trong quá trình TTKS xử lý vi phạm phải thuần phục, chuyên nghiệp, kết hợp xử phạt với tuyên truyền. Ban ATGT tỉnh sẽ in ấn tài liệu và kết hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 46 trong quần chúng Nhân dân…
Cụ thể, sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tuyên truyền ở 10 khu chế xuất thuỷ sản, công nghiệp, trong đó có đặt ra câu hỏi để người lao động trả lời vấn đáp và có phần thưởng tượng trưng cho những người trả lời đúng. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động xây dựng mô hình “Khu dân cư Văn hoá - An toàn và Vệ sinh môi trường”. Phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh tập huấn kiến thức về ATGT và xây dựng mô hình “Hội Cựu chiến binh không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện TGGT”… Ðặc biệt là tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh, sinh viên./.
Nghị định số 46/2016/NÐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” gồm 5 chương và 82 điều, được Chính phủ ban hành vào ngày 26/5/2016, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2016. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 171/2013/NÐ-CP của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” và Nghị định số 107/2014/NÐ-CP Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NÐ-CP của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. |
Bài và ảnh: Mỹ Pha