ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 15:03:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập từ kiến thức nghề

Báo Cà Mau (CMO) Nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ðể giữ vững tiêu chí thu nhập, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời chủ động đăng ký với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) huyện mở 2 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LÐNT) để người dân có cơ hội tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

Ông Trần Trọng Thể, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông, thông tin: “Năm qua, xã tiếp nhận 2 lớp đào tạo nghề nông thôn, gồm lớp học thú y và lớp nữ công gia chánh, với 70 học viên tham gia. Hiện tại, lớp nữ công gia chánh gần kết thúc, lớp thú y vẫn đang tiếp tục học. Lớp đào tạo nghề tại xã là điều kiện để LÐNT có cơ hội học nghề, nâng cao thu nhập theo chính khả năng của bản thân. Lớp học này mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là níu giữ lao động ở lại địa phương, góp phần tăng thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn, giữ vững các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới”.

Hơn 10 năm trước, chị Bùi Mọng Thu khi lấy chồng về Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, sinh sống đã bắt đầu chăn nuôi để kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Có kinh nghiệm chăn nuôi theo cách truyền thống nên chị Thu mở rộng quy mô chăn nuôi heo, gà, vịt với số lượng lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc chăn nuôi theo cách truyền thống đã không mang lại hiệu quả, vì vậy chị Thu quyết định tham gia lớp học thú y tại xã để cập nhật kiến thức mới.

Chị Thu bày tỏ: “Trước đây, khi tôi áp dụng cách chăn nuôi truyền thống thì cũng mang lại hiệu quả. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khó kiểm soát nên việc áp dụng chăn nuôi theo kiểu truyền thống đã không còn phù hợp nữa. Tôi nghe xã thông tin mở lớp học thú y nên tôi đăng ký tham gia học, với mục đích muốn nâng cao kiến thức chăn nuôi, cách chăm sóc vật nuôi theo thời tiết, để có thể chăn nuôi hiệu quả, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.

Hiện tại, gia đình chị Thu chăn nuôi gà, vịt và heo để gia tăng nguồn thu nhập. Riêng heo, chị đang nuôi khoảng 10 con heo thịt và lứa heo con 10 con. Linh động để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, chị áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi, gia tăng sản lượng cũng như chất lượng đàn vật nuôi. Bên cạnh đó, việc áp dụng cách nuôi mới cũng tránh tình trạng hao hụt, mang lợi nhuận cao hơn. Mỗi năm chị nuôi khoảng 3 lứa heo thịt và 1 lứa heo con, thu nhập cũng gần 60 triệu đồng.

“Tham gia lớp học, ngoài nâng cao kỹ năng chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, sẽ tránh được rủi ro trong chăn nuôi; giúp tôi biết cách chăm sóc heo mẹ khi mang thai cho đến lúc sinh sản, nuôi heo con, chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho đàn heo. Ngoài ra, việc áp dụng cách nuôi mới cũng giúp tiết kiệm rất nhiều công chăm sóc, nguồn thức ăn, do đó, chất lượng heo giống cũng nâng cao. Bên cạnh đó, đến lớp học, tôi có dịp tiếp thu, học hỏi thêm kinh nghiệm của những hộ khác”, chị Thu chia sẻ.

Nhận thấy nhiều ý nghĩa khi tham gia lớp dạy nghề ở xã nên chị Nguyễn Kim Tiến, Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, hăng hái đăng ký học lớp nữ công gia chánh để tăng kiến thức về nấu ăn. Chị Tiến cho biết: “Ðúng là việc nấu ăn thì hầu như phụ nữ nông thôn đều biết và làm rất tốt, tuy nhiên, việc nấu ăn hàng ngày chủ yếu phục vụ khẩu vị các thành viên trong gia đình. Còn khi gia đình có đám tiệc, yêu cầu về nấu nướng khó hơn thì đòi hỏi mình cần có kiến thức nấu ăn cao hơn, hoặc có thể kết hợp với chị em phụ nữ thành lập nhóm nấu phục vụ đám tiệc. Tôi thấy vui khi cùng các chị em tham gia lớp nấu ăn. Cô giáo hướng dẫn rất nhiệt tình, truyền đạt kiến thức dễ hiểu, giúp các học viên dễ tiếp thu và áp dụng ngay khi kết thúc lớp học”.

Chị Tiến mong muốn học thêm kiến thức nấu ăn để có thể cùng chị em trong ấp mở nhóm nấu phục vụ đám tiệc.

“Theo chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi rà soát nhu cầu của người dân trong ấp và tổ chức được 2 lớp dạy nghề ở nông thôn. Xuất phát từ vấn đề tăng thu nhập và nâng cao kiến thức của LÐNT mà mỗi lớp đều phát huy được hiệu quả, học viên trong ấp rất hăng hái, phấn khởi tham gia. Mặt khác, khi có nhiều lớp như thế này sẽ giảm bớt tỷ lệ người dân đi làm ăn, mà nguồn thu nhập của người dân cũng tăng lên nếu hộ biết tận dụng tốt kiến thức này. Mong rằng thời gian tới, các lớp dạy nghề sẽ được mở nhiều hơn để người dân tham gia học, nâng cao kiến thức, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống hơn”, ông Nguyễn Văn Cưng, Trưởng Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, cho biết./.

 

Hằng My

 

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Chung một niềm tin, ý chí hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, Nhân dân cả nước nghiêng mình tưởng nhớ, tiếc thương sự ra đi của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biến sự mất mát, đau thương thành hành động, tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trong cả nước ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Di sản 6 thập kỷ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Như một người ruột thịt đi xa

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…

Tạo nguồn nhân lực trẻ cho Ðảng

Công tác phát triển đảng viên trong học sinh là một trong những nhiệm vụ được Ðảng bộ huyện U Minh quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.

Từ ‘vườn ươm’ của Bác, những ‘hạt giống đỏ’ vươn mình phụng sự Tổ quốc

Từ “vườn ươm” đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác.

Một số cuốn sách tiêu biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước.

Học Bác - Dùng người đúng việc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn:“Dụng nhân như dụng mộc”. Người thường nói: "Ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong tuỳ chỗ đều dùng được”. Phương pháp dụng nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc. Khắc ghi lời dạy của Người, các phòng, ban, ngành và trường học trên địa bàn huyện Cái Nước đã bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, phát huy hiệu quả trong công việc.