ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 16:13:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng tốc áp dụng hoá đơn điện tử

Báo Cà Mau Từ năm 2023, hoá đơn điện tử (HÐÐT) khởi tạo từ máy tính tiền (MTT) được ngành thuế tăng cường triển khai đến các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỷ lệ sử dụng vẫn còn đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

Ông Châu Vĩnh Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Việc triển khai giải pháp HÐÐT khởi tạo từ MTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế trong năm 2024, nhằm tạo tiền đề cho các giải pháp mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) trong việc sử dụng HÐÐT một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm. Ðồng thời, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chống thất thu thuế đối với lĩnh vực bán lẻ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành thuế”.

Công chức Cục Thuế tỉnh rà soát thực tế DN, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ngành nghề cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.

Trên cơ sở kết quả rà soát thực tế và kinh nghiệm triển khai thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các phòng, chi cục thuế tiếp tục triển khai các giải pháp để thực hiện HÐÐT khởi tạo từ MTT năm 2024 đảm bảo đạt chỉ tiêu theo lộ trình. Phấn đấu hết quý II đạt 30% số DN, hộ kinh doanh đăng ký và sử dụng HÐÐT theo rà soát; quý III đạt 50% số DN, hộ kinh doanh theo rà soát và đến cuối năm 2024 đạt 70% số DN, hộ kinh doanh theo rà soát triển khai HÐÐT khởi tạo từ MTT.

Ðể đạt được lộ trình đó, Cục Thuế đã chỉ đạo các phòng, chi cục thuế khu vực thông báo đến từng DN, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quản lý biết và chuẩn bị điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai áp dụng HÐÐT. Rà soát để phân loại các cơ sở kinh doanh, bao gồm cả hộ khoán hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực ăn uống, nếu có sử dụng MTT, có áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bán hàng thì phải chuyển đổi áp dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT theo quy định.

Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đối với người bán và người mua về lợi ích của việc áp dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời các cơ sở kinh doanh đăng ký, sử dụng một cách dễ dàng, thuận lợi.

Ông Châu Vĩnh Thuận chỉ đạo: “Ðối với các cơ sở kinh doanh đã đăng ký áp dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT trong năm 2023 nhưng chưa sử dụng, các phòng, chi cục thuế phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, bộ phận quản lý trực tiếp thực hiện rà soát và nắm bắt các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến việc không sử dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT, để có giải pháp xử lý, khắc phục. Ðảm bảo trong năm 2024, 100% cơ sở kinh doanh đã đăng ký thì phải sử dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT”.

Trong năm 2024, ngành thuế sẽ triển khai đẩy mạnh sử dụng HĐĐT khởi tạo từ MTT trên lĩnh vực xăng dầu.

Với kết quả trên, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về sử dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau, Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố phối hợp tốt với cơ quan thuế để triển khai các giải pháp, nhằm chống thất thu ngân sách Nhà nước. Trong đó, tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trọng tâm là lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng bán lẻ ít lấy hoá đơn (ăn uống, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh vàng bạc...). Rà soát cơ sở kinh doanh thuộc diện triển khai HÐÐT khởi tạo từ MTT trên địa bàn tỉnh, nhằm hoàn thành lộ trình năm 2024 theo Kế hoạch của Cục Thuế. Ðồng thời, tăng cường tổ chức tuyên truyền đối với người bán hàng và người mua hàng về lợi ích của việc sử dụng HÐÐT khởi tạo từ MTT thời gian tới./.

 

Hồng Nhung

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.