ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 07:22:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo bứt phá cho huyện cực Nam

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2022, kinh tế của huyện Ngọc Hiển có bước phát triển nổi bật, phát huy thế mạnh lĩnh vực nuôi và khai thác thuỷ sản, tập trung đầu tư du lịch theo hướng toàn diện nhằm xây dựng diện mạo nông thôn khởi sắc, tạo bứt phá cho bức tranh kinh tế của huyện cực Nam Tổ quốc. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ nét.

Huyện cực Nam Tổ quốc đang trên đà phát triển.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Năm 2022 vừa đi qua với những khó khăn, thuận lợi đan xen. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự điều hành linh hoạt của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, huyện đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, có 22/23 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra”.

Tháng đầu năm 2023, kinh tế địa phương tiếp tục được giữ vững, ổn định. Lĩnh vực nuôi trồng có bước phát triển khá, tổng sản lượng đạt 1.862 tấn, tăng 2,25% so với cùng kỳ; diện tích xuống giống rau màu, trồng cây ăn trái đạt 306 ha; thu ngân sách Nhà nước 1,1 tỷ đồng. Ðây là những mấu chốt quan trọng để Ngọc Hiển tạo đà thúc đẩy kinh tế của huyện tiếp tục phát triển vững chắc trong năm 2023.

Ông Ðào Văn Tươi, khóm Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, phấn khởi: “Ngọc Hiển hôm nay phát triển rất nhiều, kinh tế của người dân từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Các công trình điện, đường, trường, trạm dần được hoàn thiện phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của người dân. Ðặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn hoàn thiện được 85%, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá của bà con. Nhìn thấy quê hương khoác lên mình chiếc áo mới, tôi rất vui sướng”.

Nhiều tuyến đường ấp liền ấp được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

“Sau ngày giải phóng đất nước, bà con nơi mảnh đất Tân Ân nói riêng và Ngọc Hiển nói chung bắt tay vào xây dựng kinh tế, tích cực lao động sản xuất để phát triển quê hương. Thay đổi rõ nét của vùng đất Ngọc Hiển khi tuyến đường Hồ Chí Minh từ Hà Nội đến Ðất Mũi được đưa vào sử dụng đã tạo sức bật cho du lịch của địa phương, lượng khách đến tham quan du lịch ngày càng tăng lên. Tôi thấy rất tự hào trước những thay đổi của quê hương mình”, ông Nguyễn Công Trực, ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, bày tỏ .

Năm 2023, huyện Ngọc Hiển sẽ tập trung phát triển mô hình nuôi sinh thái theo hướng bền vững, phấn đấu có trên 90% diện tích nuôi sinh thái được tham gia chuỗi liên kết giá trị. Tiếp tục sắp xếp lại đội tàu khai thác biển theo hướng xa bờ nhằm tăng lợi nhuận cho ngư dân. Thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến cuối năm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 1,7%, hộ cận nghèo giảm còn 2,7%. Ðẩy mạnh chuyển đổi số đến với người dân. Huyện quyết tâm năm 2023 có 95% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lắp đặt mã QR thanh toán không dùng tiền mặt.

Mô hình nuôi vọp, sò huyết xen canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Năm 2023, huyện sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là công tác xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, huy động sức mạnh của Nhân dân tập trung vào các nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng các công trình trọng điểm nhằm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra, công tác chuyển đổi số tiếp tục được thực hiện đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tiện ích trong chuyển đổi số hướng đến môi trường sống hiện đại hơn. Ðối với du lịch được xem là bước đột phá trong kinh tế của huyện, chúng tôi sẽ kêu gọi đầu tư thêm các công trình du lịch và phát triển các làng nghề để đa dạng sản phẩm du lịch cho du khách tham quan, tăng doanh thu cho địa phương”, ông Trần Hoàng Lạc thông tin.

Vùng quê nghèo khó ngày nào đang từng ngày thay da đổi thịt và phấn đấu trở thành huyện quan trọng của tỉnh về kinh tế thuỷ sản và du lịch. Huyện Ngọc Hiển đang dốc sức về đích huyện nông thôn mới trong năm 2025./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Liên kết hữu ích

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.