ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-3-25 20:44:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng nông thôn mới

Tạo bứt phá trong năm cuối 2025

Báo Cà Mau Theo đánh giá của UBND tỉnh, phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)" và phát động phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã thu hút sự quan tâm, tạo không khí thi đua giữa các địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (Chương trình). Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình thực hiện còn những khó khăn nhất định, trong đó chỉ tiêu, mục tiêu về xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM chưa đạt theo kế hoạch, lộ trình đề ra.

Nhiều hạn chế, vướng mắc

UBND tỉnh đánh giá, mặc dù hệ thống văn bản pháp luật thực hiện Chương trình ngày càng hoàn thiện, nhưng vẫn còn nhiều văn bản bộ, ngành, Trung ương tiếp tục xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện, hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định trong quá trình thực hiện. Cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cấp xã một số nơi vẫn còn lúng túng trong thực hiện Chương trình. Chất lượng quy hoạch xây dựng NTM nhiều xã còn thấp, chưa sát với nhu cầu thực tế, khó thu hút các dự án đầu tư. Cùng với đó, nguồn lực thực hiện chưa đáp ứng mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đề ra; tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc đầu tư, xây dựng hạ tầng tại một số địa phương.

Theo ngành chức năng, với góc nhìn toàn diện, nguyên nhân của những hạn chế là do xây dựng NTM là chương trình lớn, bao trùm tất cả các lĩnh vực phát triển của xã hội thuộc địa bàn nông thôn, nhiều nội dung toàn diện, thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, đa số kiêm nhiệm, thường xuyên có sự luân chuyển công tác. Văn bản nguồn quá nhiều, một số chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhưng chậm được sửa đổi. Chưa có mô hình NTM thật sự tiêu biểu, nổi trội để các địa phương khác học tập, nhân rộng.

Bên cạnh đó, một số ít thành viên trong cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa năng động, sáng tạo, có tâm lý trông chờ cấp trên; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đề ra mục tiêu, tổ chức thực hiện; chậm rà soát, điều chỉnh, bổ sung đề án xây dựng NTM phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác quản lý quy hoạch một số nơi chưa chặt chẽ, nhất là quản lý sản xuất, quản lý xây dựng công trình. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở một số nơi trong tuyên truyền, thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, thiếu hiệu quả. Một bộ phận người dân chưa thấy được vai trò chủ thể và là người thụ hưởng trong xây dựng NTM, chưa chủ động thực hiện các phần việc của mình, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên một số lĩnh vực chưa nhịp nhàng, chặt chẽ; một số sở, ngành chưa thật sự chủ động trong hướng dẫn, hỗ trợ cấp huyện, cấp xã thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách. Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc một số nơi ở cơ sở hiệu quả hoạt động thấp; công tác chỉ đạo, theo dõi địa bàn, kiểm tra, giám sát của một vài cơ quan, đơn vị được phân công chưa thường xuyên, liên tục.

Tại huyện Trần Văn Thời, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, huyện có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Qua rà soát theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, bình quân đạt 10,9 tiêu chí/xã đạt chuẩn. Huyện đạt 7/9 tiêu chí huyện NTM.

Ông Toàn cho biết thêm, mặc dù trong xây dựng NTM tại địa phương có nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn khó khăn. Thực tế đã qua cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động chưa toàn diện, người dân từng lúc, từng nơi chưa phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư. Công tác quản lý tài nguyên, môi trường, trật tự xây dựng, an toàn giao thông từng lúc chưa đạt yêu cầu; một số phong trào văn hoá, thể dục thể thao duy trì hoạt động chưa thường xuyên. Việc nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả còn ít, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; việc liên kết chuỗi sản xuất chưa nhiều, chất lượng hoạt động một số hợp tác xã chưa cao...

Xây dựng và phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP nhằm tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là giải pháp được hướng đến. (Ảnh chụp tại cơ sở của chủ thể OCOP Ánh Kua, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Xây dựng và phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP nhằm tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là giải pháp được hướng đến. (Ảnh chụp tại cơ sở của chủ thể OCOP Ánh Kua, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, nhìn nhận, trong xây dựng NTM tại địa phương vẫn có những khó khăn, hạn chế cần được nhìn nhận. Trọng tâm là cấp uỷ và chính quyền một số xã chưa thật sự năng động, quyết liệt trong tổ chức, triển khai, kiểm tra việc thực hiện. Việc mời gọi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, liên kết tiêu thụ, phát triển sản xuất tạo việc làm, nâng cao thu nhập còn nhiều khó khăn, hạn chế; cảnh quan môi trường, an toàn thực phẩm chưa được cải thiện rõ nét. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa thật sự phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM; các tiêu chí không cần vốn, như thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, bảo hiểm y tế, cảnh quan môi trường, an ninh trật tự... đã đạt nhưng chưa ổn định và bền vững. Công tác vận động, tuyên truyền tuy được tập trung nhưng chưa rộng; nghiệp vụ và kỹ năng vận động cộng đồng còn hạn chế...

Quan tâm địa bàn đặc biệt khó khăn

Năm 2025, tỉnh tiếp tục quán triệt, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, thực hiện thường xuyên, liên tục, theo chiều sâu, bền vững; phát huy sự chủ động, sáng tạo của người dân; trọng tâm hướng đến nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Quan tâm các xã đặc biệt khó khăn chưa đạt chuẩn NTM, các xã đạt dưới 15 tiêu chí (đặc biệt là 3 xã đạt dưới 10 tiêu chí); đảm bảo các xã đạt chuẩn NTM duy trì chuẩn theo bộ tiêu chí mới, hướng đến xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, liên tục, bền vững; bám sát yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, tăng tốc thực hiện, tạo bứt phá trong năm 2025, là năm cuối thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025.

Trong xây dựng NTM, UBND tỉnh yêu cầu cần tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong dân.

Trong xây dựng NTM, UBND tỉnh yêu cầu cần tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong dân.

Cà Mau phấn đấu đến cuối năm 2025 có từ 60% số ấp (tương đương 47 ấp) thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt chuẩn NTM (từ 66/82 xã trở lên đạt chuẩn NTM, chiếm 80%); 12 xã đạt chuẩn NTM  nâng cao (từ 20/66 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 30%); 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; ít nhất 2 huyện đạt chuẩn NTM; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 18 tiêu chí/xã trở lên. Củng cố, nâng chất các tiêu chí trên địa bàn các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao theo quy định bộ tiêu chí mới; tiếp tục chú ý việc rà soát, chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn xây dựng kế hoạch nâng chất, đảm bảo không bị thu hồi quyết định công nhận.

Toàn tỉnh có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% (trong đó, dân số nông thôn tham gia bảo hiểm y tế chiếm 96,41%).

Toàn tỉnh có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% (trong đó, dân số nông thôn tham gia bảo hiểm y tế chiếm 96,41%).

Ðể thực hiện đạt các mục tiêu trên, tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền, vận động; tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng NTM". UBND tỉnh yêu cầu, cần tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, chú trọng đổi mới phương thức tuyên truyền phù hợp, nâng cao hơn nữa ý thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân cùng vào cuộc thực hiện các mục tiêu Chương trình. Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể các cấp, các ngành phải có việc làm cụ thể, thiết thực về xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn vị.

UBND tỉnh đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thống nhất về nhận thức, đồng thuận về quan điểm để tuyên truyền, vận động, chỉ đạo xây dựng NTM "từ nhà ra ngõ, từ ấp lên xã, từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh”; xác định rõ vai trò chủ thể của người dân nông thôn quyết định các nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”...

 

Văn Ðum

 

Tắc Vân vững bước xây dựng nông thôn mới

Đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2014 và tiếp tục đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, xã Tắc Vân, TP Cà Mau đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao đời sống người dân, hoàn thiện hạ tầng, tạo diện mạo tươi mới cho vùng nông thôn...

Cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh

Trong những ngày này, đi đến đâu trên cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, cũng đều nghe rộn vang tiếng cười nói của diêm dân đang vào cao điểm vụ muối năm nay.

Ðiểm nhấn đô thị xanh

Những năm qua, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng, mở rộng diện tích đô thị, TP Cà Mau đồng thời quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cây xanh tại các công viên, trục đường chính.

Nét mới quê hương Phú Mỹ

Ðược công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) năm 2016, hiện tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân giữ chuẩn 17/19 tiêu chí xã NTM theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Năm 2025, xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, đến thời điểm này đạt 10/19 tiêu chí.

Biển Bạch còn gần 200 hộ thiếu nước sinh hoạt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, mùa khô năm nay, do xuất hiện những đợt mưa trái mùa nên sẽ bớt oi bức, khắc nghiệt hơn năm trước. Tuy nhiên, ở những vùng thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt như xã Biển Bạch, huyện Thới Bình thì chuyện phải chắt chiu nước ngọt đã trở thành thói quen của nhiều hộ dân.

Hoà Thành tiến dần đến xoá trắng vườn tạp

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả ở xã Hoà Thành nay hiện diện cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp, giúp nông dân vùng ven có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực sau gần 3 năm địa phương thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05).

No ấm Khánh Hải

Có một địa danh mà đất và người ở đó không chỉ nỗ lực, hăng say lao động sản xuất, hoà mình vào công cuộc phát triển chung của tỉnh nhà, mà còn luôn giữ gìn, lan toả sâu sắc những giá trị văn hoá dân gian vùng đất U Minh Hạ. Ðó là Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời), miền quê giàu nghĩa giàu tình, ruộng đồng trù phú, và là quê hương của bác Ba Phi (Nghệ nhân Dân gian Nguyễn Long Phi, 1884-1964) - người đã sáng tạo những truyện kể hóm hỉnh, làm nên nghệ thuật đặc sắc riêng có của xứ Cà Mau.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui

Nhằm giúp người dân trên địa bàn ấp Bàn Quỳ đi lại thuận tiện, không còn phụ thuộc vào con nước do phải di chuyển bằng đường thuỷ, xã Viên An Ðông đã vận động nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh tài trợ xây dựng cầu giao thông nông thôn. Qua gần 3 tháng thi công, đến nay, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối đôi bờ vui.

Nối dài những tuyến đường xanh

Triển khai thực hiện mô hình “Vườn ươm cây giống, trồng hàng rào cây xanh” giai đoạn 2024-2026, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi xây dựng được 67 vườn ươm với hơn 30 ngàn cây các loại, đồng thời trồng hàng rào cây xanh 65 tuyến đường, tổng chiều dài hơn 90.100 m, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Khánh Tiến phấn đấu về đích đúng lộ trình

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, xã Khánh Tiến, huyện U Minh nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.