ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:46:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo lập, sử dụng hiệu quả dữ liệu số

Báo Cà Mau (CMO) “Năm 2023, mục tiêu quan trọng là tạo kho dữ liệu số cho người dân, khi đến giao dịch phải có tài khoản, để từ đó tạo nền tảng khuyến khích họ tham gia giao dịch trực tuyến. Dần dần chuyển sang xu hướng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)”, ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, cho biết.

Bám sát chương trình hành động của UBND tỉnh, cũng như triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2023, trong đó tỉnh đặt mục tiêu đẩy mạnh việc thực hiện cải cách TTHC gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số (CÐS), đồng thời xác định năm 2023 là năm dữ liệu số, tạo lập, khai thác, sử dụng và thực hiện có hiệu quả dữ liệu số; ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã tập trung quyết liệt hoàn thiện hệ thống thể chế của tỉnh. Trọng tâm là thể chế về ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CÐS quốc gia, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.

Công chức Bộ phận một cửa UBND TP Cà Mau hướng dẫn người dân nhận diện khuôn mặt, quét mã CCCD, lấy số thứ tự trước khi thực hiện giao dịch TTHC.

Theo đó, bước đầu sẽ triển khai việc người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó (trừ trường hợp cần thiết). Ông Hồ Chí Linh cho hay: “Ðể đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ lấy Bộ phận một cửa các cấp làm trung tâm để thực hiện các hoạt động CÐS. Tức là chủ động nắm dữ liệu người dân từ bộ phận một cửa. Ðặt các máy quét, thu thập dữ liệu, từ đó hình thành kho dữ liệu cho người dân”.

“Nói chung làm sao cho người dân thấy được lợi ích của việc tạo lập, sử dụng dữ liệu số, sau này đến giao dịch không cần mang giấy tờ, khi đến sẽ được tự nhận dạng. Hiện nay đang lắp thí điểm máy quét thu thập thông tin tại Bộ phận một cửa của UBND TP Cà Mau để xem xét đánh giá, sau đó mở rộng đến các huyện, xã. Làm sao để người dân đến là có tài khoản, người dân đến là được nhận diện, tự động có thông tin, để họ cảm thấy hào hứng, phấn khích tham gia, chứ hiện nay vẫn chưa nhiều”, ông Hồ Chí Linh chia sẻ.

Vận hành máy quét, thu thập thông tin, dữ liệu của người dân tại Bộ phận một cửa UBND TP Cà Mau từ ngày 1/1/2023 đến nay, đơn vị đã thu thập hàng trăm dữ liệu của người dân trên địa bàn. Chỉ cần các thao tác đơn giản tại máy: nhận diện khuôn mặt, quét mã vạch căn cước công dân (CCCD) thì thông tin người đến thực hiện giao dịch TTHC sẽ được hiển thị, sau đó chọn quầy giao dịch, số thứ tự cũng tự động được in ra. Ðặc biệt, với máy này, khi lần sau đến thực hiện TTHC, người dân không cần mang theo CCCD, chỉ việc nhận diện khuôn mặt sẽ có thông tin cụ thể để giao dịch.

Chị Nguyễn Thị Lam Kiều, Khóm 8, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Lần đầu tiên đến đây quét mã vạch CCCD cũng khá lúng túng. Nhưng nhờ được cán bộ hướng dẫn, tôi thấy rất dễ dàng. Thời đại công nghệ số, sử dụng những máy như thế này rất mới và hay, tiện lợi. Lỡ khi có đi vội, quên giấy tờ thì lần sau cũng có thể thực hiện được TTHC”.

Công chức Trà Thị Cẩm Tú, chuyên viên Bộ phận một cửa UBND TP Cà Mau, chia sẻ: “Bước đầu thực hiện, người dân còn bỡ ngỡ với công nghệ mới, nhưng được cán bộ chịu khó hướng dẫn nên đã quen dần. Với thiết bị này, trong trường hợp người dân quên mang theo giấy tờ thì mình đã có thông tin ở đây rồi nên vẫn thực hiện TTHC được cho người dân. Hiện tại, có rất nhiều dữ liệu người dân đã được thu thập, mỗi ngày khoảng trên 100 lượt người đến giao dịch, nên nhìn chung người dân đã dần tiếp cận được. Cán bộ cũng nắm được số lượng người dân đang đợi giao dịch tại quầy của mình để tranh thủ giải quyết kịp thời và sớm nhất”.

Với những bước đi đó, toàn tỉnh phấn đấu trong năm 2023 có 30% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Ít nhất 60% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và đảm bảo cho tỷ lệ TTHC cung cấp theo mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần để giúp người dân thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết TTHC.

Năm 2023 xác định là năm phát triển dữ liệu số cho người dân nên nhu cầu rất lớn người dân đến giao dịch TTHC, làm CCCD để phục vụ việc thực hiện các giao dịch hành chính. Do vậy, sắp tới sẽ triển khai các hệ thống thu thập thông tin đến người dân ở cơ sở để họ quen dần. “Cá nhân hoá dữ liệu”, chuyển dữ liệu từ tổ chức sang cá nhân để người dân sử dụng.

"Mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn, song với sự chủ động, quyết liệt ngay từ bây giờ, tin tưởng rằng sẽ sớm tạo lập “công dân điện tử”, đưa nền hành chính trở nên công khai, minh bạch, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ TTHC, góp phần phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số và phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp trong tỉnh", ông Linh nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Số hoá, phục vụ vì dân

Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển tập trung cải cách hành chính (CCHC) theo hướng sát với điều kiện, tình hình thực tế địa phương, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nổi bật là việc triển khai các mô hình hiệu quả về cải cách TTHC.

Tăng tốc để nâng mức độ hài lòng

Qua kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của tỉnh cho thấy, các sở, ban, ngành tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Ðặc biệt là các tiêu chí, tiêu chí thành phần về kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Từ đó, thể hiện rõ nét những thay đổi của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng, ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.