ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 10:47:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo mọi điều kiện, sớm giải ngân gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng

Báo Cà Mau (CMO) Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản với quy mô vốn khoảng 15.000 tỷ đồng; lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của chính ngân hàng cho vay sẽ được triển khai đến hết ngày 30/6/2024.

Tại Hội nghị triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức vào sáng 16/8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi Lâm Văn Bi cho rằng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trong tỉnh đã chủ động trong thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng đã có kế hoạch cụ thể để triển khai… Tuy nhiên, nếu dừng lại ở kế hoạch của tổ chức tín dụng thì việc tiếp cận của người dân, doanh nghiệp đối với gói hỗ trợ này còn nhiều khó khăn.

"10 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cần chủ động chia sẻ lợi ích với người dân. Cán bộ tín dụng chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp, HTX, tạo điều kiện để họ sớm tiếp cận gói tín dụng ưu đãi", ông Lâm Văn Bi mong muốn. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đề nghị, 10 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đến người dân, doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, đại diện các chi nhánh ngân hàng thương mại thông tin về kế hoạch, sự chủ động trong triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đại diện các doanh nghiệp, HTX chia sẻ mong muốn và nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất.

Ông Bùi Chí Thuận, hộ nuôi tôm công nghiệp tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, chia sẻ về những khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng thời gian qua.

Ông Võ Kiên Giang, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, toàn tỉnh hiện có 27 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp tỉnh, 9 chi nhánh cấp huyện và 63 phòng giao dịch. Khách hàng có thể lựa chọn các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng phù hợp và thuận tiện với điều kiện để tiếp cận vốn vay và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đề nghị: "Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tham mưu UBND tỉnh định kỳ báo cáo về các gói hỗ trợ tín dụng theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục để giải ngân sớm. Đồng thời, phát động phong trào thi đua giải ngân sớm, xem chủ trương này là nhiệm vụ chính trị, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng của các tổ chức tín dụng".  

Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các chi nhánh ngân hàng thương mại, hơn 30 doanh nghiệp, HTX. 

Đã qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, đối với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ, hiện có dư nợ gần 24.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,97%/tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh, với 70.060 khách hàng còn dư nợ.

Về chính sách hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, đến ngày 31/7, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất trên toàn tỉnh đạt hơn 2.614 tỷ đồng, số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng là hơn 11,43 tỷ đồng.

Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đến 30/7, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN các chi nhánh ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi đã được cơ cấu là 1.210 tỷ đồng./.

 

Hồng Phượng 

Liên kết hữu ích