ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:07:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung cao điểm tháng An toàn giao thông

Báo Cà Mau “Xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, xe chở quá tải trọng cho phép, xe hết niên hạn sử dụng, không giấy phép kinh doanh vận tải, chở quá số người quy định…” là những nội dung được Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lực lượng chức năng tập trung xử lý trong tháng cao điểm an toàn giao thông.

“Xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, xe chở quá tải trọng cho phép, xe hết niên hạn sử dụng, không giấy phép kinh doanh vận tải, chở quá số người quy định…” là những nội dung được Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lực lượng chức năng tập trung xử lý trong tháng cao điểm an toàn giao thông (ATGT).

Tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm luôn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) tăng cả 3 tiêu chí so với cùng năm 2015. Trong đó, gần như 8 huyện và TP Cà Mau đều có tỷ lệ TNGT tăng. 8 tháng năm 2016, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự cơ động (CSGT-TTCÐ) Công an huyện Trần Văn Thời đã phát hiện, xử lý trên 2.100 trường hợp vi phạm, tước và tịch thu trên 80 giấy phép lái xe, nhưng trên địa bàn huyện cũng đã xảy ra 11 vụ TNGT và va chạm giao thông, làm chết 2 người, bị thương 16 người.

Ðòi hỏi sự tự giác

Những tháng đầu năm, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện vi phạm về tốc độ có giảm, nhưng trường hợp không giấy phép lái xe lại tăng.

Phức tạp giao thông trên tuyến Cà Mau - Sông Ðốc (đoạn qua trung tâm thị trấn Trần Văn Thời).

Trung tá Trần Văn Kỷ, Ðội trưởng Ðội CSGT-TTCÐ Công an huyện Trần Văn Thời, giải thích, do công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nên đã nâng dần ý thức của người tham gia giao thông. Ðồng thời, từ tháng 3/2016 thực hiện Thông tư số 91 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, khoảng cách được nới hơn (thay vì trước đây quy định là 40 km, bây giờ từ 50-60 km) nên vi phạm cũng giảm.

Không giấy phép lái xe tăng là do công tác tuần tra, kiểm soát được lực lượng chức năng tăng cường ở khu vực nông thôn. Hiện nay, khi giao thông đường bộ đã kết nối các tuyến đường vùng sâu thì số lượng xe cơ giới đường bộ tăng, nhưng người sử dụng phương tiện phần đông chưa học thi lấy giấy phép lái xe, tình trạng điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự ATGT (không đội nón bảo hiểm, chở quá số người quy định, sử dụng rượu, bia…) còn phổ biến ở các tuyến giao thông nông thôn.

“Phần đông người tham gia giao thông đều nhận thức được các quy định pháp luật về trật tự ATGT nên việc triển khai thực hiện Nghị định số 46/2016/NÐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” (thay thế Nghị định số 171 của Chính phủ), lực lượng CSGT-TTCÐ không gặp trở ngại gì. Nhưng đôi điều băn khoăn là cũng còn không ít người có hình thức đối phó với lực lượng làm nhiệm vụ (nhờ người chạy xe qua trạm, đi phương tiện công cộng khi phát hiện có lực lượng tuần tra, kiểm soát…). Cho thấy, nhận thức được là điều tốt, nhưng đòi hỏi sự tự giác và trách nhiệm của người tham gia giao thông”, Trung tá Trần Văn Kỷ tâm tình.

Cần đồng bộ các giải pháp

Theo Trung tá Trần Văn Kỷ, để đảm bảo trật tự ATGT những tháng cuối năm, Ðội CSGT-TTCÐ Công an huyện Trần Văn Thời sẽ tập trung thực hiện Kế hoạch số 123 của Giám đốc Công an tỉnh về “Tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT”. Bên cạnh đó, đội đã tham mưu cho Công an huyện ban hành Quyết định số 51 “Huy động lực lượng cảnh sát khác và công an xã cùng tham gia giữ gìn trật tự ATGT”, đồng thời ban hành Kế hoạch số 120 “Mở cao điểm thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT tháng ATGT.

Theo đó, mỗi ngày lực lượng CSGT-TTCÐ sẽ thực hiện 5 ca tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (trong đó tăng cường tuần tra đêm) và tăng cường kết hợp với lực lượng Cảnh sát đường thuỷ tuần tra, kiểm soát các tuyến giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông phương tiện. Hiện trên địa bàn huyện có gần 70.000 phương tiện, song song đó trên các tuyến còn có hoạt động của các loại phương tiện công cộng (xe buýt, xe vận chuyển hàng hoá…), nên giờ cao điểm giao thông nội ô thị trấn Trần Văn Thời rất phức tạp. Trong khi đó, quy hoạch mở rộng lộ giới, nâng cấp, sửa chữa đường sá… thì rất chậm.

Mặt khác, một số thiết bị đã xuống cấp, máy đo nồng độ cồn hiện đang được gởi đi sửa, trong khi đội đang thực hiện cao điểm về xử lý nồng độ cồn. Bên cạnh đó, huyện Trần Văn Thời chưa có cân tải trọng, thiếu phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát… trong khi huyện có địa giới hành chính rộng, không chỉ tuần tra, kiểm soát khu vực nội thị, những tuyến đường trung tâm mà lực lượng CSGT-TTCÐ còn phối hợp cùng với thanh tra giao thông và công an địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường chính về Hòn Ðá Bạc, Vườn Quốc gia U Minh Hạ…

Thống kê của Ban ATGT tỉnh, 8 tháng năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 54 vụ TNGT, làm chết 33 người và bị thương 71 người. Song song đó, có 196 vụ va chạm giao thông xảy ra, làm bị thương 345 người (cùng kỳ năm 2015 toàn tỉnh đã xảy ra 40 vụ TNGT, làm chết 18 người và bị thương 49 người. Va chạm giao thông xảy ra 183 vụ, làm bị thương 316 người).

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.