ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 07:00:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Tha" đồn giặc

Báo Cà Mau Trăng mờ, bấc liu riu, một già một trẻ, chú Năm (Trung đoàn trưởng) cao gầy, cảm giác già nua, tôi thoăn thoắt như chú sóc non chuyền cành.

MH: Lý Kiều Loan

MH: Lý Kiều Loan

- Báo cáo thủ trưởng, cách lối đi 3 mét về bên phải có con rắn áng chừng 5 ký, nằm khoanh trong bộng cây, dường như đang ngủ.

- Làm dấu chỗ nơi, ta đi nhanh để ra tới mé đồn lúc trăng chưa lặn.

Ðiều nghiên đồn giặc xong, theo lối cũ trở về đơn vị thì sương rơi lộp bộp lên nón, lên vai rõ mồn một. Không gian ngọt ngào vắng lặng, không có tiếng chuột chạy, tiếng đập cánh giật mình của mấy con cò, vạc ăn đêm như hồi lượt đi. Tôi không còn tập trung cảnh giới như mọi khi, chân đảo qua lại, mắt cố tìm đoạn cây vừa vặn có chảng ba để chốc bữa dí đầu rắn. Ðã có trong tay đoạn tràm cháy dở, dù không vừa lòng lắm nhưng hình ảnh bữa cơm ngày mai đồng đội vui cười bên tô rắn kho nước dừa, có khóm chua ngọt, sau nhiều ngày đánh nhau thiếu thốn, vất vả làm người tôi nóng rang, bất kể ngọn gió lùa qua các trảng đất quanh co dọc bìa rừng hình da beo.

Thấy tôi cứ loay hoay hết bên này sang bên kia, chú Năm bước vào, rít sâu điếu thuốc, đưa vào bên trong chiếu sáng bộng cây giúp tôi. Con rắn giật mình, ngẩng đầu cong vênh, phùn mang to bè, cũng là lúc đoạn tràm chảng ba của tôi dí vào cổ rắn.

Rắn vùng vẫy làm cong lắc cây chảng ba, bật gãy rôm rốp những cây khô chết đứng, nó quấn, vặn rào rạo những cành non. Tôi bắt đầu nghe ớn người khi đầu nó liên hồi mổ cọc cạch vào cây tràm chắn cổ, nhất là sau đốm sáng cả hai nhận ra nó là một con hổ mây rất to, chứ không như tôi nghĩ ban đầu.

Chú Năm lách dây leo, cầm thân cây chảng ba thay tôi miết cổ rắn. Phải dí vừa phải, không làm cây bị tét và cũng không để cho vuột ra. Tôi liền dùng cây chuẩn bị sẵn xọt vào đầu rắn, bởi trong bộng cây không thể đập. Xọt hoài mà rắn không chết do nó to, nền xốp bồng bềnh. Tình thế giằng co kéo dài, mồ hôi lả chả, cảm giác chú Năm cũng đang sốt ruột lắm. Cả tiếng đồng hồ quanh đầu rắn có nhiều khúc gỗ từ tay tôi xọt, đập... nhưng nó vẫn lè lưỡi khù khò, như thách thức, như đe doạ.

Rắn vuột ra hay rút cây tha mạng cho nó thì ta cũng không yên ổn. Bởi loài này hung dữ, quạu lên là cắn ta cho bằng được, chứ không bỏ chạy như rắn hổ đất, mà nọc nó thì cực độc. Tôi còn trẻ, quần thảo chừng ấy đã nghe thấm mệt, chắc chú Năm cũng đuối sức lắm rồi. Thoáng nghĩ mọi việc cũng từ tôi, tại tôi, viễn cảnh chú và tôi chết, chết do bắt rắn trong thời buổi chiến chinh giành độc lập cho đất nước thì nghe người nó sao sao! Bỗng chốc tinh thần tôi suy sụp. Chú Năm liền nói khẽ qua hơi ấm:

- Giương lê khẩu AK. Khi chú bật lửa, cố gắng đâm trúng giữa đầu rắn.

Tôi bừng tỉnh, mọi việc như mở cờ trong bụng:

- Dạ, rõ!

Ba mươi giây sau tôi đã kết liễu đời rắn. Xong việc, tôi hà hơi, hít thật sâu khí lành của rừng U Minh tinh sương. Nếu một mình, tôi đã quỳ dưới thảm lá cảm ơn trời đất, cảm ơn chú Năm, người thủ trưởng ít nói, thông minh, quyết đoán và sẽ xoãi người đánh giấc cho đã. Hiểu được sự uể oải của thuộc cấp, chú nói:

- Thường, rắn này nó đi có cặp.

Tôi như người bị sốt rét tái phát. Chú đã dùng dây choại làm vòng khiêng vác rắn sẵn. Tôi quay qua thưa:

- Chú từ từ đi sau, cháu kéo rắn về trước ạ!

Sớm hôm sau, trước khi khao quân món độc lạ, chú quyết với Ban Tham mưu Trung đoàn không đánh đồn, vì đồn này không mang tính quyết định toàn vùng, quan lính cũng không độc ác. Ta dùng vũ khí hạng nặng cho việc khác hữu ích hơn./.

 

Trịnh Công Văn

 

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.