ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 20:03:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh niên là trọng tâm trong công tác tuyên truyền biển, đảo

Báo Cà Mau

Tranh chấp chủ quyền biển, đảo, trong đó có biển Đông là vấn đề thời sự nóng bỏng của thế giới và Việt Nam. Do đó, tuyên truyền về biển, đảo, nhất là với giới trẻ càng được đẩy mạnh để đối tượng này hiểu, hành xử đúng.

Tiết mục múa “Tổ quốc gọi tên mình” của khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bạc Liêu. Ảnh: N.Q

Theo Kế hoạch 11-KH/TU ngày 21/1/2013 của Tỉnh ủy, tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền về vai trò, vị trí chiến lược biển, đảo và chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Việc làm này hướng đến tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tỉnh ủy yêu cầu đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương. Trong các đối tượng tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên. Đồng chí Trương Minh Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, cho biết: “Các cháu mới bước vào đời, cần được trang bị những kiến thức đúng đắn, chính thống”.

Đầu năm học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên về chủ quyền biển, đảo. Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp những chứng cứ pháp lý (văn bản, bản đồ...) của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; khái quát về tình hình biển, đảo, biển Đông. Nhờ đó học sinh, sinh viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhận ra âm mưu của các thế lực thù địch. Bộ Tư lệnh Hải quân vùng II cũng có các buổi trao đổi với sinh viên. Trước khi được tiếp thu những kiến thức này, hầu hết học sinh, sinh viên hiểu mơ hồ, hoặc ít quan tâm đến thời cuộc. Em Thạch Thị Sa Thia, sinh viên lớp Sư phạm Địa lý, trường Đại học Bạc Liêu, bày tỏ: “Các báo cáo viên đã đem đến sự phấn khởi cho các em”. Các em mạnh dạn trao đổi thêm kiến thức về các vùng biển, các thuật ngữ trong Luật Biển... Còn ở trường THPT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp tài liệu cho các trường sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh về biển, hải đảo.

Riêng trường Đại học Bạc Liêu, ngoài các cách thức tuyên truyền nói trên, còn phổ biến kiến thức biển, đảo qua bảng tin, phương tiện truyền thanh của trường và các hội thi văn nghệ. Những sinh viên mà chúng tôi gặp đều cho biết đã được nhà trường nói chuyện nhiều về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và ý nghĩa của biển, đảo đối với kinh tế - xã hội của đất nước. Và mới đây nhất, trước cổng trường (ở cơ sở II), Sở VH-TT&DL đã treo 4 tấm bản đồ liên quan đến chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Còn theo báo cáo của Tỉnh đoàn, trong năm 2012, đơn vị này đã tổ chức gần 1.400 cuộc tuyên truyền về biển, đảo cho hơn 111.600 lượt ĐV-TN. Hiện nay, Tỉnh đoàn có 206 đội báo cáo viên, tuyên truyền viên, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng cho tuổi trẻ trong tỉnh.

Nêu rõ quan điểm, chủ trương ứng xử với tình hình biển Đông của Đảng và Nhà nước ta; tiếp tục phản bác, phê phán việc làm sai trái của Trung Quốc; đồng thời cảnh giác trước những thông tin, tài liệu xuyên tạc phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung. Đó là những mục tiêu lớn mà Tỉnh ủy đặt ra đối với công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, mà nhóm đối tượng được chú trọng là tuổi trẻ.

Nguyễn Quốc

Lan tỏa yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Trong hai ngày 10 và 11/7, Đoàn công tác Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trung tâm dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho 5 học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hội Cựu chiến binh thị trấn Gành Hào:​ Chung tay tuyên truyền bảo vệ biển, đảo

Thị trấn Gành Hào là trung tâm kinh tế biển của huyện Đông Hải với 5 ấp, có cảng cá và cửa biển lớn, có đông đúc phương tiện khai thác đánh bắt hải sản.

Hiệu quả mô hình Tổ tàu thuyền an toàn trên biển

​Đẩy mạnh các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tham mưu cho UBND các địa phương ven biển thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Tổ tàu thuyền an toàn.

Hiệp đồng chặt chẽ, cứu nạn hiệu quả

Thời gian qua, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải Khu vực III thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố - trong đó có tỉnh Bạc Liêu, Hải đoàn Biên phòng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh, thành phố để cập nhật chia sẻ, chuyển giao thông tin về các vụ việc phát sinh.

Giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ven biển

Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên phòng thời gian qua được Đồn Biên phòng Nhà Mát (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) thực hiện có hiệu quả.

Vượt sóng dữ cứu dân

​Hơn một tuần trôi qua nhưng những hình ảnh ngày tàu Hải quân chở hơn 80 ngư phủ gặp nạn trên biển trở về bình an nơi đất liền vẫn còn đọng lại trong lòng nhiều người. Bất chấp hiểm nguy, thời gian qua, Hải quân Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng loạt ngư dân thoát “ngọn sóng tử thần” giữa trùng khơi.

Sân khấu hóa công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh biên giới biển

​Hội thi “Dân vận khéo” trong Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh năm 2023 đã được tổ chức thành công. Đây là đợt hoạt động chính trị thiết thực nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận.

Nỗ lực thực thi pháp luật trên biển

Tình hình thế giới, khu vực, nhất là Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường đã và đang đặt ra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Hải đội 2: Vì bình yên vùng biển

​Hải đội 2 (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) đã và đang chuẩn bị tốt, sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn (CHCN) trong mùa mưa bão.

Những “cột mốc” chủ quyền giữa trùng khơi

Bạc Liêu có 56km bờ biển, ngư trường rộng hơn 40.000km2 cùng với đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, vì vậy ngư dân có điều kiện, lợi thế để làm giàu.