ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:04:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành phố Cà Mau tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 17

Báo Cà Mau Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt. Ðây là nội dung chỉ đạo của ông Trần Hồng Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Cà Mau.

Thời gian qua, các ngành chức năng thành phố tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm và thực hiện đúng quy định trong khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Ðồng thời, các phòng, ban và xã, phường thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền Chỉ thị số 17 và duy trì việc tổ chức ra quân kiểm tra các hộ tiểu thương tại các điểm chợ về quy định không mua bán cá non, để đảm bảo tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Từ khi triển khai vận động đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố đã tự giác, tự nguyện giao nộp dụng cụ kích điện để khai thác thuỷ sản. Kết quả, trong năm 2024, thành phố thu được 168 bộ dụng cụ kích điện do người dân tự nguyện giao nộp; có 4.955 tổ chức, cá nhân ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản. Ngoài ra, qua kiểm tra, ngành chức năng phát hiện và xử lý 22 trường hợp khai thác nguồn lợi thuỷ sản trái quy định, phạt hành chính với số tiền 88 triệu đồng.

Phường Tân Thành thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Phường Tân Thành thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Xã Lý Văn Lâm là một trong những địa phương triển khai thực hiện rất tốt Chỉ thị số 17. Xã đã xây dựng mô hình “Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” tại các ấp, qua đó đã tổ chức thả cá giống tại tuyến kênh Lễ Quyền (các ấp: Xóm Lớn, Lung Dừa, Ông Muộn) và tuyến kênh Bà Ðiều - Bào Sơn (ấp Bào Sơn, Bà Ðiều), tổ chức họp dân và vận động 100% hộ dân không đánh bắt cá non.

Bà Cao Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, thông tin: "Qua tuyên truyền, xã vận động người dân tự nguyện giao nộp 18 bộ dụng cụ kích điện, vận động 168 cá nhân, tổ chức hoạt động ngành nghề khai thác thuỷ sản trên địa bàn xã ký cam kết không vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, qua đó phát hiện 3 trường hợp vi phạm sử dụng dụng cụ kích điện để khai thác thuỷ sản, phạt hành chính với số tiền 12 triệu đồng. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, nhân rộng mô hình "Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản", đồng thời tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm".  

Ðể triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 17, xã An Xuyên tổ chức nhiều hình thức như: phát tờ rơi, ra quân tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm... Qua đó, ý thức của người dân được nâng lên, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương.

Ông Phan Văn Mến, ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, chia sẻ: "Người dân ở đây ai cũng có ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, không khai thác cá non, không dùng xung điện. Chúng tôi đều đồng thuận và sẵn sàng tố giác khi phát hiện vi phạm, bởi vì bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, sản xuất nông nghiệp".

Thời gian tới, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 17, quán triệt, tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật trong Nhân dân nắm các chủ trương, quy định về khai thác thuỷ sản gắn với việc tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép và sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, ngư cụ, nghề khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản nhằm cảnh báo, phát hiện, tố giác và xử lý nghiêm theo quy định.

Các lực lượng tại Phường 6 ra quân tuyên truyền không mua bán, khai thác cá non.

Các lực lượng tại Phường 6 ra quân tuyên truyền không mua bán, khai thác cá non.

Ðồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, tăng cường xã hội hoá, thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đưa việc thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trở thành phong trào thi đua thiết thực, nhằm góp phần phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, vận động người dân giao nộp và cam kết không sử dụng công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt dưới mọi hình thức...


Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17, UBND TP Cà Mau chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các xã, phường tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản năm 2024 tại 4 địa phương, gồm: xã Lý Văn Lâm, xã Tân Thành, xã An Xuyên và phường Tân Thành. Theo đó, có 100 kg cá trê vàng, 70 kg cá rô, 20 ngàn con cá lóc... được thả với chi phí khoảng 71 triệu đồng.


 

Thái Trinh

 

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.

Thiếu giáo dục từ gia đình, tội phạm ngày càng trẻ hoá

Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua, tình hình tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, trọng tâm là thiếu sự giáo dục, quản lý từ gia đình và sự tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự chỉ đạo từ Bộ Tư pháp, tỉnh đã triển khai Ðề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 977/QÐ-TTg ngày 11/8/2022 (gọi tắt là Ðề án 977) với tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương. Ðề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2023-2030.