ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 23:12:45

Thay đổi để thích ứng

Báo Cà Mau (CMO) Các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ngày một ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề. Thực tế này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi nhanh chóng và toàn diện để thích ứng, hướng tới phát triển bền vững.

Trước những khó khăn và thách thức do thiên tai, thời tiết tác động lên sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, Sở đã triển khai nhiều giải pháp từ công trình cho đến phi công trình để từng bước nâng cao khả năng thích ứng của nền sản xuất nông nghiệp, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Bên cạnh những giải pháp mang tính lâu dài, Sở còn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn theo dõi sát diễn biến thời tiết để thích ứng linh hoạt hơn. Cụ thể, tuỳ theo diễn biến thời tiết từng thời điểm, từng loại cây trồng, vật nuôi mà có những giải pháp kỹ thuật phù hợp, đồng bộ kèm theo. Việc hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là giải pháp mà ngành đang tập trung triển khai quyết liệt, không chỉ hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững mà còn giảm thiểu rủi ro do thiên tai.

Trải bạt là giải pháp kỹ thuật được khuyến cáo sử dụng để tiết kiệm nước tưới trong điều kiện dự báo hiện tượng El Nino sẽ xuất hiện vào những tháng cuối năm. (Ảnh chụp tại Ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau).

Hiện nay, toàn tỉnh có 270 HTX và 978 tổ hợp tác; trong đó, phần lớn tập trung trên lĩnh vực nông nghiệp, với 199 HTX. Tuy nhiên, theo đánh giá, trình độ quản lý của HTX vẫn còn thấp; phần lớn HTX có quy mô nhỏ, trung bình 17 thành viên và ít phát triển thành viên mới; năng lực tài chính yếu, ít đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị công nghệ; sản phẩm còn đơn điệu... Do đó, khi có biến động về thị trường, giá cả vật tư, nguyên liệu, HTX lâm vào tình trạng khó khăn, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường và cả việc tổ chức sản xuất để thích ứng, giảm rủi ro khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Cụ thể, trong năm 2022, dù là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn nhiều năm qua nhưng sản phẩm tôm liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chỉ chiếm 10,3% tổng diện tích nuôi toàn tỉnh. Ngoài ra, sản lượng lúa tiêu thụ theo hình thức liên kết cũng chỉ khoảng 35.678 tấn, tức chỉ chiếm khoảng 7,8% tổng sản lượng. Hay như sản lượng gỗ, chỉ có khoảng 10,2% được tiêu thụ thông qua các hợp đồng liên kết với tổng số 34.000 m3 khối gỗ khai thác.

 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ là đơn vị chủ động chuyển đổi giống rừng trồng để không chỉ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm gỗ mà còn hạn chế sâu bệnh cũng như nguy cơ đổ ngã do mưa bão.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là, cần có nhiều hơn nữa những giải pháp để đẩy nhanh và bền vững liên kết trong sản xuất, để không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn thích ứng với biến đổi khí hậu. Ðể từng bước khắc phục những khó khăn trong thực tế, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Ðề án Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022-2025.

Theo kế hoạch, thời gian tới, tỉnh tập trung nguồn lực để hỗ trợ HTX nông nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư. Hỗ trợ HTX nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu luân canh, chuyển đối mùa vụ sản xuất, sử dụng giống phù hợp với hệ thống canh tác mới. Sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn chất lượng chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, SRP, ASC,...; áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Quân thông tin thêm, tỉnh sẽ ưu tiên hỗ trợ HTX nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn, cơ giới hoá đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản. Phát triển đa dạng mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, giữa HTX với hộ nông dân, mô hình chuỗi giá trị nông sản khép kín của HTX nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn, mô hình thích ứng biến đổi khí hậu.

HTX được xem là hạt nhân kinh tế hiện nay, nhất là kinh tế nông nghiệp. Ðây là trung gian quan trọng để kết nối giữa người dân với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Ðồng thời là nơi hội tụ nông dân để triển khai các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu...

 

Nguyễn Phú

 

Thăm đồng cùng dân

Linh hoạt trong bố trí, tổ chức sản xuất, chủ động phòng hạn ngay trong mùa mưa là giải pháp đã được triển khai trong nhiều tháng qua nhằm ứng phó trước dự báo El Nino có thể xuất hiện, cũng như nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác do tác động của biến đổi khí hậu.

An toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu

Hơn 29 ngàn người luôn sẵn sàng được huy động nhanh chóng khi xảy ra thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ðặc biệt, việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, luôn được chú trọng và là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).

Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất

Ðạt 98 trong tổng 100 điểm của bộ tiêu chí đánh giá về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; luôn trong tốp 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về công tác này những năm gần đây, đó là kết quả nổi bật cho thấy những nỗ lực, quyết tâm, sự bài bản, sáng tạo của Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai

Vừa qua, tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân tổ chức thành công huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, có hơn 300 lực lượng tham gia.

Bảo vệ sản xuất trước El Nino

Thiếu nước, xâm nhập mặn, tăng nguy cơ cháy rừng... là các mối đe doạ của đợt El Nino dự báo có thể diễn ra trong mùa khô 2023-2024, với cường độ từ trung bình đến mạnh. Làm thế nào để giảm rủi ro trong sản xuất, ít ảnh hưởng đến đời sống là vấn đề các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.

Giúp dân tự phòng, tránh thiên tai

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn xảy ra 53 điểm sạt lở đất, với chiều dài hơn 1.628 m, làm thiệt hại 31 căn nhà (19 căn thiệt hại hoàn toàn), hư hỏng 409 m lộ nông thôn và một số tài sản khác, ước tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng. Lốc xoáy 32 vụ, làm ảnh hưởng 75 căn nhà (thiệt hại hoàn toàn 14 căn), 1 trại sản xuất giống, ước thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Triều cường làm tràn, vỡ bờ bao nuôi thuỷ sản 6 vụ, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 2,4 tỷ đồng.

Hành trình biến dị thường thành bình thường

Là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với rất nhiều tiềm năng, thế mạnh song phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức. Bảo vệ ổn định được diện tích đất và đời sống người dân trước sự xâm hại của biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng nội tại, cần sự trợ lực.

An toàn lưới điện mùa mưa bão

Ngay từ đầu năm, Ðiện lực Ðầm Dơi đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất lợi, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong sử dụng điện an toàn.

Phòng, chống triều cường từ sớm

Thông qua đầu tư hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau trên địa bàn huyện Cái Nước, gắn với triển khai kịp thời việc duy tu, sửa chữa bờ bao và nạo vét các công trình thuỷ lợi bức xúc, đã góp phần ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu (BÐKH), triều cường, giảm nhẹ thiệt hại trong sản xuất.

Người hộ đê

Ở tuổi 59, ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều luôn dành hết tâm sức để giữ đất, giữ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân. Ý chí kiên định, lòng quyết tâm mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả, sẵn sàng đương đầu với sóng to, gió lớn, giành lại từng tấc đất, cây rừng, bảo vệ cả một vùng rộng lớn phía trong đê biển Tây.