ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 13-1-25 13:14:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thay đổi nhận thức trong bảo vệ môi trường biển

Báo Cà Mau (CMO) Biển và hải đảo chiếm giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Bằng nhiều nỗ lực từ Trung ương đến địa phương, việc bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã có chuyển biến tích cực, song chưa thật sự như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân quan trọng cần được nhìn nhận là ý thức chủ quan, nhận thức chưa thật sự đúng đắn về môi trường biển của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, ô nhiễm môi trường biển có nhiều diễn biến phức tạp bởi nhiều nguyên nhân. Ngoài hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng còn tác động lớn từ lượng chất thải, rác thải trong nội địa được phát thải vào tầng nước mặt theo sông đổ ra biển. Ðáng lưu ý là rác thải nhựa trong sinh hoạt của người dân.

Tại Cà Mau, nhằm giảm tác hại của rác thải, chất thải, trong đó có rác thải nhựa đối với môi trường biển, địa phương đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân.

Ðẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường là một trong những nhóm giải pháp được Cà Mau tập trung thực hiện.

Ông Nguyễn Hoàng An, Trưởng phòng Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết, thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền. Trong các ngày quan trọng như: Môi trường thế giới (5/6), Ðại dương thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-8/6), lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường biển như ra quân vớt rác các cửa sông ven biển, nhặt rác ở các bãi biển, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về môi trường biển... Ngoài ra, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường còn phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biển đảo cho Nhân dân.

Mặc dù đã có nhiều chương trình hành động được đặt ra và triển khai trong thực tế, song, việc bảo vệ môi trường biển còn nhiều khó khăn và thách thức.

Ông Nguyễn Hoàng An chia sẻ, thực tế đã qua cho thấy việc quản lý rác thải nói chung, rác thải nhựa đại dương nói riêng trên địa bàn tỉnh chưa thật sự đồng bộ. Phần lớn các cơ quan, đơn vị chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ yếu lồng ghép là chính. Một số nhiệm vụ chưa được triển khai thực hiện như xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương, phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải...

Cùng với đó là một bộ phận người dân ý thức về bảo vệ môi trường khu vực ven biển chưa cao, người dân sống ở các cửa sông, ven biển vẫn còn xả thải vô tội vạ. Công tác tổ chức thu gom rác, xử lý rác thải nhựa của các địa phương ven biển còn nhiều hạn chế, thiếu trang thiết bị và nguồn nhân lực chưa đủ lớn.

Sông Ðốc là thị trấn biển lớn và sầm uất bậc nhất tại tỉnh Cà Mau, với hơn 7.900 hộ, hơn 32.800 khẩu, có từ 15.000-20.000 khẩu tạm trú. Trên địa bàn có hơn 1.359 phương tiện khai thác biển, hơn 2.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Bên cạnh lợi thế kinh tế biển, nơi đây cũng là một trong những địa điểm khá nhạy cảm về ô nhiễm môi trường. Mặc dù đã qua địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa xử lý hết tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc rác thải ở khu vực nội địa chưa được quan tâm xử lý triệt để không những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động không nhỏ đến môi trường biển.

Ông Trần Quốc Lâm, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hơn 30% dân số sống trong khu vực ven sông là thách thức lớn trong việc bảo vệ môi trường biển khi mà ý thức người dân vẫn còn hạn chế. Mặc dù địa phương cũng đã triển khai khá nhiều giải pháp, song kết quả thật sự chưa như kỳ vọng.

Theo đánh giá của ngành tài nguyên và môi trường, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể là cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất. Mặt khác, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển đang trong quá trình xây dựng, các mức độ vi phạm mặc dù đã có nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý, kinh tế cũng như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển.

Ông Nguyễn Hoàng An cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển. Hiểu rõ việc ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng từ rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, đã gây ra các tác hại đối với hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người cả hiện tại và tương lai. Ðể từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp nhằm góp phần tạo dựng một môi trường biển trong sạch, cứu vãn sự tồn tại và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển, bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ cho sự phát triển trong tương lai./.

 

Văn Ðum

 

Học Bác gắn với xây dựng chi bộ “4 tốt”

“Chi bộ là gốc rễ của Ðảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Ðảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”, thấm nhuần lời dạy này của Bác, thời gian qua, Chi bộ Ấp 12, xã Khánh An không ngừng xây dựng chi bộ “4 tốt” gắn với học tập và làm theo lời Bác. Từ đó, các mặt công tác của chi bộ đều chuyển biến tích cực, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Sức bật cho hành trình mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu văn hoá, nét đẹp chuẩn mực trong đời sống chính trị, đời sống xã hội. Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau học và làm theo Bác xuất phát từ tấm lòng yêu kính Bác và trách nhiệm thiêng liêng đối với quê hương, đất nước. Từ đó, trở thành thói quen, lối sống, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân, tạo sức bật cho hành trình phát triển.

Họp mặt nguyên lãnh đạo tỉnh thông tin tình hình kinh tế - xã hội

Chiều 6/1, Tỉnh uỷ tổ chức họp mặt cán bộ nguyên thành viên cấp uỷ tỉnh nghỉ hưu trên địa bàn. Chủ trì có các đồng chí: Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương.

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe

Năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục tập trung, tăng cường lãnh đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận và các chương trình, kế hoạch của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thông tin được nêu tại Phiên họp tổng kết năm 2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, sáng 6/1.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.