Dù suốt ngày "lê la" trên các trang mạng xã hội, bàn luận các vấn đề xã hội như lễ Giỗ Tổ Vua Hùng, lễ chiến thắng 30/4 nhốn nháo, sôi nổi như một trào lưu, có bạn nói phải làm như thế này, có người nói phải làm như thế kia, thậm chí phê phán. Thế nhưng, bản thân các bạn đã hiểu hết bao điều về ý nghĩa của những ngày lễ lịch sử của đất nước?
Trong một dịp tình cờ trò chuyện với bạn học sinh cấp II:
- Em có biết ngày 30/4 là ngày lễ gì không?
- Dạ là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất!
- Vậy em có biết ngày này mang ý nghĩa lịch sử như thế nào không?
- …!!!
Dù suốt ngày "lê la" trên các trang mạng xã hội, bàn luận các vấn đề xã hội như lễ Giỗ Tổ Vua Hùng, lễ chiến thắng 30/4 nhốn nháo, sôi nổi như một trào lưu, có bạn nói phải làm như thế này, có người nói phải làm như thế kia, thậm chí phê phán. Thế nhưng, bản thân các bạn đã hiểu hết bao điều về ý nghĩa của những ngày lễ lịch sử của đất nước?
Thế hệ thanh - thiếu niên, học sinh cần được thường xuyên giáo dục về truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương, đất nước. |
Bạn Kiều Anh, một cán bộ trẻ, cho biết: “Dường như mọi người quá bận tâm vào sự kiện cá chết ở Vũng Áng mà quên mất đi ngày đất nước thống nhất. Lướt trên các trang mạng xã hội thấy mọi người thay nhau chia sẻ, phê phán chuyện cá chết tại Vũng Áng, không ít các bạn trẻ tâm lý không vững vàng, bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ tiêu cực”. Họ quên một cách vô tình, hay chăng chỉ khi cả đám đông hô hào thì khi đó mới tham gia? Một số ít bạn trẻ khi nói đến tinh thần tự hào dân tộc thì hô hào mạnh miệng, rồi khi tên mình được báo trên danh sách thực hiện nghĩa vụ quân sự thì lại bật khóc vì lo sợ.
Khi đặt câu hỏi với một bạn học sinh cấp III, người hỏi không tránh khỏi bất ngờ khi nhận được câu trả lời: “Bản thân em là học sinh, nhưng thật sự em không biết nhiều về lịch sử các ngày lễ của nước ta. Những người bạn xung quanh em chỉ chú tâm vào các phương tiện công nghệ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính, các trang mạng xã hội, dần lãng quên đi những gì mà chúng em hay gọi một cách “xa xỉ” là lịch sử. Nhưng một phần cũng do các tiết học lịch sử dần nhàm chán khi kiến thức bị dồn ép quá nhiều”.
Ðừng đặt ra suy nghĩ phải làm những việc gì to lớn, vĩ đại. Chỉ cần những hành động thật nhỏ nhoi như nếu có một người bạn từ địa phương khác đến quê hương chúng ta, bạn hãy kể cho bạn ấy nghe một câu chuyện lịch sử của địa phương mình, tại vùng đất cuối trời Tổ quốc có bao cuộc đấu tranh, thế hệ đi trước phải hy sinh chỉ để có được ngày bình yên hôm nay. Đến thăm những Bà mẹ Việt Nam anh hùng - những người có chồng, con hy sinh trong chiến tranh, thử nhìn vào đôi mắt của những Bà mẹ Việt Nam anh hùng xem, mắt của các mẹ đã mờ đi vì nước mắt đã cạn.
Những người cựu chiến binh tham gia qua 2 cuộc chiến tranh, có thể họ sẽ quên đi câu chuyện hằng ngày, tên con cháu, người thân của họ, nhưng những thời khắc vào sinh ra tử vẫn khắc in sâu nhất trong ký ức của họ. Trong lòng họ, nỗi đau vẫn nhói, lòng căm thù vẫn sục sôi - cái mà những con người từng nếm trải đau thương ấy thù hận là 2 chữ “chiến tranh”.
Vào dịp các ngày lễ lớn như 30/4, Khởi nghĩa Hòn Khoai..., các trường học đều có mời các bác cựu chiến binh đến kể các câu chuyện lịch sử, thế nhưng chỉ cần cách vài hôm hỏi lại thì số đông đã quên hết, vì hầu như chẳng có bạn học sinh nào ghi chép lại. Cứ vậy, những câu chuyện dần bị lãng quên trong tâm thức của thế hệ học sinh về sau. Ðây là một thực tế đáng buồn.
“Ðừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”. Tổ quốc này đã cho chúng ta bao điều tốt đẹp, vậy nên chúng ta hãy bước ra khỏi cuộc sống ảo, hãy bằng những hành động dù thật nhỏ thể hiện tình yêu với Tổ quốc./.
Bài và ảnh: Ngân Phương