ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 08:00:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển

Báo Cà Mau Chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 7 nhằm đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 vào chiều 2/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, nhấn mạnh: “Đẩy mạnh CCHC lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, đầu tư cho CCHC là đầu tư cho sự phát triển”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt; giải quyết thủ tục cho người dân và doanh nghiệp kịp thời, không phiền hà, sách nhiễu, nhất là khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo giải quyết thủ tục cho người dân và doanh nghiệp kịp thời, không phiền hà, sách nhiễu.  

Với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt, tạo động lực, chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện công tác CCHC của cả hệ thống hành chính và đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên tất cả các nội dung, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính (cải cách TTHC), chuyển đổi số; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, TTHC đang cản trở sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Dự phiên họp tại điểm cầu Cà Mau, có Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện để chỉ đạo, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm; tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ ra, thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành trong CCHC nhiều nơi chưa quyết liệt, cơ chế chính sách trong một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa được tháo gỡ; việc thực thi công vụ của một số cán bộ còn đùn đẩy. Xây dựng Chính phủ điện tử còn nhiều thách thức; phân cấp, phân quyền chưa triệt để, còn nhiều vướng mắc; phối hợp giữa các Bộ, các ngành để thực hiện công tác CCHC đôi lúc còn chậm, nguyên nhân chủ quan còn chủ yếu, nguyên nhân lớn nhất là chưa phát huy vai trò người đừng đầu, một số địa phương chưa quyết liệt, chưa quyết tâm cao…

“Công tác CCHC yêu cầu cao, nhiệm vụ nhiều, mong muốn của Nhân dân ngày càng cao hơn nhưng thời gian thì có hạn, cơ sở vật chất cần có chưa đầy đủ, chưa phù hợp,… Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào thì mỗi bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần đưa ra giải pháp thực hiện cho phù hợp”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Người dân đang giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa xã Việt Thắng, huyện Phú Tân.

Năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, tập trung đẩy mạnh CCHC cả 6 lĩnh vực. Về thể chế cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý phục vụ sản xuất kinh doanh; tập trung đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực thực thi của cán bộ công chức.

Đồng thời, cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tăng cường văn hoá công sở, xây dựng đạo đức công vụ. Cải cách tài chính công, tăng thu, giảm chi thường xuyên, cơ cấu tăng chi cho đầu tư phát triển ít nhất tăng 2% mỗi năm, chống tiêu cực, tham nhũng trong sử dụng tài chính công; phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số, tập trung thực hiện Đề án 06.

Hồng Phượng

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.

Sẵn sàng vận hành trung tâm điều hành thông minh

Ðược đánh giá là một trong những dự án quan trọng trong Ðề án chuyển đổi số của tỉnh, sau thời gian chuẩn bị, vận hành thử nghiệm, đến nay Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) đã cơ bản hoàn thiện và sẵn sàng đi vào vận hành chính thức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của tỉnh, hiện thực hoá Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn.

Công nghệ số - Ðòn bẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương

Hiện nay, việc áp dụng các công nghệ số đang trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm đặc sản địa phương. Các công cụ số hoá không chỉ giúp sản phẩm địa phương tiếp cận với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả mà còn nâng cao giá trị và thương hiệu.