ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:41:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thư viện mini về nghệ sĩ

Báo Cà Mau (CMO) Yêu thích cải lương từ nhỏ, nên khi gặp các mẩu giấy dù đơn sơ được gói kèm trong những bịch cốm, bánh kẹo mà có in hình các nghệ sĩ cải lương, anh đều cẩn thận cất giữ. Ðến khi đi học, đi làm, anh vẫn tiếp tục sưu tầm sách báo về nghệ thuật cải lương, hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng và xem đó là “báu vật” đời mình.

Anh là Lâm Hữu Tặng (sinh năm 1989), quê ở Cà Mau, tác giả của hơn 400 bài vọng cổ được nhiều nhà đài và nghệ sĩ đánh giá cao. Mọi người quý mến Hữu Tặng ở sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và tình yêu anh dành cho nghệ thuật cải lương.

Trong căn nhà nhỏ của mình ở TP Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước, anh Hữu Tặng dành riêng một góc bày trí chỉn chu các loại sách báo, hình ảnh liên quan đến sân khấu cải lương và các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như: Minh Vương, Lệ Thuỷ, Vũ Linh, Tài Linh, Thanh Thanh Tâm, Linh Tâm, Thanh Kim Huệ, Thanh Ðiền, Phương Hồng Thuỷ, Thoại Mỹ... Ðối với anh, đó không đơn thuần là công việc sưu tầm, mà là vốn kiến thức quý để anh hiểu thêm về cải lương và truyền cảm hứng về tình yêu cải lương đến với mọi người.

Trong căn nhà nhỏ của mình, anh dành riêng một góc bày trí chỉn chu các loại sách báo, hình ảnh liên quan đến sân khấu cải lương. Ảnh: H.T

“Mê cải lương nên hồi nhỏ tôi ước mơ sau này làm việc gì đó gắn với cải lương, có điều mình hát không hay nên không thể làm nghệ sĩ đứng trên sân khấu. Cùng với đam mê sáng tác thì việc sưu tầm sách, báo về cải lương và hình ảnh nghệ sĩ đem lại cho tôi niềm cảm hứng bất tận”, anh chia sẻ.

Học ngành Văn học nhưng khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, anh Hữu Tặng lại chọn đề tài về sân khấu: “Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác vọng cổ của Soạn giả Viễn Châu”. Bộ sưu tập sách, báo là nguồn tư liệu quý để phục vụ viết luận văn và quá trình sáng tác của mình.

Anh Lâm Hữu Tặng quý trọng từng sản phẩm sưu tầm. Ảnh: H.T

Ðược biết, anh Hữu Tặng đã có 11 năm công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình và báo Bình Phước, phụ trách biên tập chương trình văn hoá giải trí. Gần đây, anh thôi công tác ở đài, có nhiều thời gian sáng tác và làm dày thêm bộ sưu tập của mình. Hình nghệ sĩ được anh cắt dán, tỉ mỉ đóng thành cuốn; rồi hằng ngày cập nhật trên mạng xã hội để tìm mua, rồi bạn bè tặng... Anh chia sẻ: “Tôi đã mua được báo Sân khấu các số đầu tiên, các cuốn sách về cải lương xuất bản từ những năm 1980. Tính đến nay, bộ sưu tập báo Sân khấu của tôi khoảng 800 cuốn và các đầu sách về cải lương khoảng 30 cuốn”.

Những hình ảnh được cắt dán, đóng cuốn, lưu giữ thời thanh xuân của những nghệ sĩ nổi tiếng. Ảnh: H.T

Nói về dự kiến trong thời gian tới, anh Hữu Tặng cho biết vẫn chưa có ý định dừng lại công việc sưu tầm. Sắp tới anh sẽ thiết kế một căn nhà nho nhỏ theo kiểu cổ xưa, trưng bày các hiện vật sưu tầm để “làm giàu” tình yêu cải lương và cùng bạn bè chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, anh ấp ủ những sáng tác mới viết về 63 tỉnh, thành trên cả nước; tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam để có thể viết về sử Việt qua các trích đoạn cải lương, các bài vọng cổ./.

 

Mộng Thường thực hiện

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.