ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 07:22:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thú vui làm “hoạ sĩ”

Báo Cà Mau Chỉ từ 8.000 đến vài chục ngàn đồng, người chơi “sở hữu” ngay 1 bức tượng thạch cao trắng với đủ hình thù ngộ nghĩnh, 2-3 cây bút vẽ, màu nước và 1 cốc nước để rửa bút khi chuyển màu. Với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng, cùng “gu” thẩm mỹ nghiệp dư, họ thoả sức sáng tạo, pha màu và tô những bộ phận tượng theo ý thích mà không phải tuân theo bất kỳ quy ước màu nào.

Chỉ từ 8.000 đến vài chục ngàn đồng, người chơi “sở hữu” ngay 1 bức tượng thạch cao trắng với đủ hình thù ngộ nghĩnh, 2-3 cây bút vẽ, màu nước và 1 cốc nước để rửa bút khi chuyển màu. Với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng, cùng “gu” thẩm mỹ nghiệp dư, họ thoả sức sáng tạo, pha màu và tô những bộ phận tượng theo ý thích mà không phải tuân theo bất kỳ quy ước màu nào.

Hơn thế, những “tuyệt tác” tô được sẽ là các vật dụng, đồ kỷ niệm, hay các con thú cưng được mang về để trang trí bàn học, tủ kính, hoặc làm quà tặng bạn bè, người thân. Chính vì vậy, trò chơi này không chỉ được xem là sân chơi nghệ thuật bổ ích mang tính tư duy, trí tuệ và giải trí dành cho trẻ nhỏ, mà còn lôi cuốn nhiều thanh niên, sinh viên và cả những bậc phụ huynh tham gia.

Những món quà dễ thương, ngộ nghĩnh tự tay tô vẽ là điều ý nghĩa và đặc biệt nhất của những bạn trẻ dành cho nhau.

Hiện nay, loại hình kinh doanh tô tượng thạch cao đang phát triển mạnh tại các khu vui chơi thiếu nhi, nhà sách, siêu thị, các điểm trường học và ngay cả các góc nhỏ của quán cà phê… Theo anh Trần Chiến Hà, chủ gian hàng tô tượng thạch cao tại khuôn viên Khu vui chơi Thanh Thế (Nhà Thiếu nhi tỉnh), thú chơi tô tượng này đã có hơn chục năm nay, thời “thịnh” nhất là năm 2010-2012. Khoảng thời gian đó, anh ngược xuôi từ Cà Mau - TP Hồ Chí Minh để lấy hàng vì bán rất chạy, nhất là vào các dịp lễ, Tết, rằm tháng 8… Bên cạnh tô tượng thạch cao, anh còn kinh doanh thêm loại hình tô tranh cát rất hút khách.

“Ai cũng có thể là hoạ sĩ. Trẻ nhỏ thích tô các con vật như: gà, mèo, chó, hay những nhân vật hoạt hình; tuổi lớn hơn thì thích tô những bức tượng là vật dụng như lọ đựng bút, lọ hoa; thanh niên, những cặp đôi trẻ thì thích những tượng trái tim, chàng cao bồi, công chúa… Sự phản hồi từ họ ở thú vui này là được thoả sức thể hiện khả năng hội hoạ, thoả thú tiêu khiển khi rảnh rỗi và rèn cả tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ”, anh Chiến Hà cho biết thêm.

Trò chuyện cùng đôi bạn đang tỉ mẩn tô những bức tượng khá to với giá 35.000 đồng/tượng tại 1 góc khuôn viên quán cà phê Huỳnh Hương (TP Cà Mau), được biết, vào dịp cuối tuần hay những tối rảnh, các bạn thường tụ họp tại quán vừa lân la cà phê tán chuyện, vừa thử tài tô vẽ những tượng thạch cao như cách xả stress hữu hiệu.

Bạn Hồ Quý Nhi bộc bạch: “Hồi còn là sinh viên học tại TP Cần Thơ, tôi đã biết đến thú vui này. Mỗi khi rỗi, tôi cùng bạn bè đi nhà sách hay siêu thị để thoả sức “múa cọ”, tô tô, vẽ vẽ những gì mình thích. Thành phẩm có được sẽ tặng nhau, hoặc mang về trưng đầy góc học tập”. Nhi còn bật mí, thời đó, có khi Nhi dành cả tâm tư tô tượng đến hàng giờ đồng hồ chỉ để tạo nên món quà dành cho “người đặc biệt”.

Có thể thấy, thế giới của những bức tượng nhiều hình thù và màu sắc đã giúp nhiều đối tượng, ở nhiều lứa tuổi tìm thấy sự thoải mái. Tô tượng không đơn thuần là trò chơi mà còn là nơi đánh thức cảm quan, trực giác thẩm mỹ. Ðặc biệt, đối với các bé con, trò chơi này phát triển tư duy, bổ sung những kiến thức bổ ích về thế giới tự nhiên, qua đó, cha mẹ các bé nắm bắt được tâm lý, tính cách và năng khiếu trẻ nhỏ thông qua các “tuyệt tác” đầy sáng tạo này.

Anh Trần Chiến Hà chia sẻ, trước đây lấy hàng tại TP Hồ Chí Minh nên trong quá trình vận chuyển, số lượng tượng bị hỏng, vỡ khá nhiều, lợi nhuận không cao. Do vậy, trong mỗi chuyến nhận hàng, anh “học lóm” từng phần kỹ thuật đổ tượng thạch cao để giảm trừ chi phí. Thời gian đầu chưa thành thạo, tượng do anh làm bị lỗi, hỏng. Khoảng 2 năm gần đây, những bức tượng được đổ khuôn đủ kích cỡ, đủ chủng loại bằng 100% thạch cao khan được anh phân phối nhiều nơi trong tỉnh, về tận các điểm trường huyện như Thới Bình, Ngọc Hiển…

“Ðổ tượng thạch cao không khó, nhưng đòi hỏi sự khéo tay và phải thật cẩn thận, vì hoàn toàn bằng thủ công. Mỗi đợt đổ khoảng 800-1.000 tượng, hoặc đổ theo đơn đặt hàng của khách. Vì vậy, từ khâu đổ tượng đến bàn tay sáng tạo của người tô vẽ để cho ra các tác phẩm đều thể hiện tính nghệ thuật. Nghệ thuật nhưng không cầu kỳ, không bó buộc theo khuôn mẫu nào”, anh Hà nhìn nhận.

Dịp Tết Nguyên đán 2015, gian hàng tô tượng của anh Chiến Hà bán gần 2.000 tượng thạch cao đủ cỡ, hơn 1.000 mẫu tranh cát với giá từ 5.000-20.000 đồng/tranh. Những điểm vui chơi khác như nhà sách, quán cà phê… cũng thu hút đông đảo khách đến tô tượng, tranh cát. Mặc dù xuất hiện khá lâu, song đến nay, thú vui này chưa bao giờ là cũ đối với trẻ nhỏ cùng những ai yêu thích sự sáng tạo và một sân chơi nghệ thuật mang tính giải trí cao./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).