ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 03:42:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện Nghị quyết 04 trên địa bàn huyện Hồng Dân: Những thành tựu đáng tự hào

Báo Cà Mau

Để khai thác, phát huy có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế vốn có, từ năm 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hồng Dân đã ban hành Nghị quyết 04 về đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời, xây dựng huyện Hồng Dân trở thành trung tâm sản xuất lúa, xuất khẩu gạo của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.

Thu hoạch lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn.

KHÔNG NGỪNG TĂNG TRƯỞNG

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện bằng nhiều giải pháp gắn với huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hồng Dân đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành Nông nghiệp đạt bình quân năm 2024 là 10,5%. Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đạt 4.963 tỷ đồng (chiếm 51,35% sản phẩm toàn huyện) và tăng 886 tỷ đồng so với năm 2021. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của huyện là 10,98% năm 2024. Đồng thời, sản xuất phát triển đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, với thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn từ 58,7 triệu đồng/năm vào năm 2020, đến năm 2024 đạt 84,12 triệu đồng/người/năm.

Có thể nói, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên là do huyện Hồng Dân đã chọn đúng khâu đột phá gắn với tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, huyện đã xác định được sản phẩm chủ lực là lúa gạo. Kết quả đến năm 2024, tổng diện tích sản xuất lúa đạt 34.014ha, diện tích gieo trồng 43.253ha (tăng 1.642ha so với năm 2020) và cho sản lượng 289.501 tấn, tăng 9,6% so với năm 2020 (tăng 25.361 tấn). Từ đó, cho tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2024 đạt hơn 1.091 tỷ đồng. Trong đó, diện tích lúa chất lượng cao như: ST24, ST25, Đài thơm 8, OM 18, RVT, OM4900 và lúa đặc sản của địa phương Một bụi đỏ đạt trên 92% diện tích gieo trồng trên cả 2 tiểu vùng của huyện. Đặc biệt, sản phẩm làm ra đều được xuất bán ra thị trường trong, ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Trên địa bàn huyện hiện có 2 nhà máy lúa gạo với tổng công suất khoảng 150.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, góp phần nâng cao chuỗi giá trị ngành lúa gạo của huyện, chiếm hơn 51,8% tổng sản lượng lúa của huyện.

Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng được 14 mã vùng trồng trên địa bàn 4 xã: Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A và Vĩnh Lộc A, chủ yếu các giống ST24, ST25, LT28 (trong đó có 6 mã vùng trồng với diện tích gần 250ha, phục vụ cho việc xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ). Mặt khác, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất không ngừng được triển khai. Hằng năm, Phòng NN&PTNT huyện đều phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện, cùng UBND các xã, thị trấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, nhân giống khoảng 30 cuộc với hơn 900 lượt nông dân tham dự. Từ đó, công tác sản xuất giống trên địa bàn huyện được các doanh nghiệp, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Giống của tỉnh phối hợp triển khai trên diện tích gần 500ha với các hợp tác xã (HTX) Ninh Điền, HTX Hồng Dân, HTX 14/10, HTX Lợi Nhuận, HTX Quyết Thắng, HTX Ba Đình, hằng năm cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 3.000 tấn.

Ngoài ra, huyện còn có 2 HTX sản xuất liên kết chuỗi an toàn được Sở NN&PTNT cấp. Cũng như, công tác triển khai liên kết luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp làm ra, đáp ứng nhu cầu thu mua lúa của các doanh nghiệp. Hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất được quan tâm đầu tư và tỷ lệ nông dân áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo từng khâu: 100% khâu làm đất, bơm nước, 85% khâu phun thuốc trừ sâu bệnh, 90% khâu thu hoạch lúa. Riêng tỷ lệ áp dụng công nghệ cao - máy bay không người lái (drone) trong phun thuốc, bón phân và gieo sạ chiếm khoảng 85% trong khâu chăm sóc. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong canh tác lúa và phù hợp với điều kiện thực tế của người nông dân hiện nay. Có 2 HTX đăng ký gạo theo tiêu chuẩn OCOP là gạo ST24 của HTX Ba Đình và gạo Một bụi đỏ của HTX Hồng Dân.

Nông dân huyện Hồng Dân trúng mùa tôm càng trên đất lúa. Ảnh: K.T

TIỀN ĐỀ VÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ BỨT PHÁ

Với việc xác định đúng định hướng tái cơ cấu, sản xuất nông nghiệp của huyện đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Cụ thể giai đoạn 2021 - 2024, trên địa bàn huyện đã triển khai mô hình sản xuất lúa an toàn gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm, ứng dụng tiến bộ trong cơ giới hóa đạt gần 10.000ha, chủ yếu vùng lúa - tôm (sử dụng nguồn vốn theo Nghị định 62 của Chính phủ). Đồng thời, thế mạnh cây lúa nước tiếp tục giữ vững 2 vùng sản xuất ổn định như: vùng ngọt ổn định chuyên canh lúa chất lượng cao, canh tác 2 vụ/năm với các nhóm giống chủ lực như: ST25, ST24, OM18, Đài thơm 8, RVT và một số giống khác với diện tích canh tác 9.239ha; vùng chuyển đổi sản xuất luân canh mô hình tôm - lúa với các nhóm giống chủ lực như: ST25, ST24, Đài thơm 8, BL9, Một bụi đỏ và lúa lai trên tổng diện tích 24.775ha. Đến nay, huyện đã thực hiện đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, tổng diện tích lúa nước đạt 34.014ha, diện tích gieo trồng 43.253ha (tăng 1.642ha so với năm 2020) và cho sản lượng đạt 289.501 tấn, tăng 9,6% so với năm 2020. Diện tích lúa chất lượng cao chiếm 92% trên cả hai tiểu vùng của huyện…

Phải khẳng định rằng, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 04 về đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, cùng với những kết quả đạt được thì Nghị quyết 04 đã tạo nên những tiền đề, động lực cho Hồng Dân bứt phá và phát huy tối đa các lợi thế của mình.

Cùng với đó, cơ cấu ngành Nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị các sản phẩm chủ lực tăng lên, thu hút thêm các nguồn lực, nhất là đầu tư trong sản xuất liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Kết quả này đã thể hiện sự đúng đắn của chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp và cũng là nhu cầu tất yếu trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

Từ thực tiễn sinh động trên, huyện đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là công tác tuyên truyền, vận động là giải pháp căn cơ để phát huy vai trò của chủ thể là người nông dân trong thực hiện phát triển ngành Nông nghiệp, cũng như cơ cấu các ngành hàng chủ lực của địa phương, để người dân hiểu, dân tín nhiệm, dân hưởng ứng, dân tham gia tích cực vào thực hiện nhiệm vụ cùng với huyện trong công cuộc phát triển ngành Nông nghiệp huyện nhà.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tập thể, nông dân là chủ thể hàng đầu trong công tác phát triển ngành Nông nghiệp. Cần quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch bảo đảm việc phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương trong dài hạn. Hệ thống hạ tầng giao thông thủy, bộ - vai trò quyết định trong khâu vận chuyển, lưu thông hàng hóa của ngành Nông nghiệp - phải đảm bảo đồng bộ và đủ lực hút các nhà đầu tư để cạnh tranh với các hàng hóa các tỉnh bạn. Vai trò của doanh nghiệp và các HTX là rất quan trọng, vì vậy phải có chính sách thu hút nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về kinh tế, tiềm lực nhân lực để mở rộng và phát triển liên kết trên địa bàn huyện…

KIM TRUNG

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.