ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:46:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thương những mùa hạ cũ

Báo Cà Mau Những ngày đầu hè nắng chan rực lửa lên phượng vỹ. Khắp nơi nơi bằng lăng tím từng mảng trời bâng khuâng. Những chiều dong xe từ chỗ làm về, vừa đi vừa hít thật sâu vào lồng ngực hương mùa hè có chút hanh hao, oi nồng rất riêng này và cố gắng níu giữ những nhẹ nhàng đang len lỏi trong tâm hồn. Kỷ niệm âm thầm rả rích trong lòng, cứ thế lặng dần miên man trở về với những yêu thương đong đầy của mùa hạ nhớ.

Những ngày đầu hè nắng chan rực lửa lên phượng vỹ. Khắp nơi nơi bằng lăng tím từng mảng trời bâng khuâng. Những chiều dong xe từ chỗ làm về, vừa đi vừa hít thật sâu vào lồng ngực hương mùa hè có chút hanh hao, oi nồng rất riêng này và cố gắng níu giữ những nhẹ nhàng đang len lỏi trong tâm hồn. Kỷ niệm âm thầm rả rích trong lòng, cứ thế lặng dần miên man trở về với những yêu thương đong đầy của mùa hạ nhớ.

Những mùa hạ cũ bên mái tranh nghèo xơ xác mái rạ cùng với cơn gió Lào hầm hập thổi nóng. Hé mặt thôi gặp gió Lào cũng đã thấy rát bỏng mặt. Vài khoảnh đất sau nhà khô không khốc, khôi đất trồi lên lạo xạo. Mẹ tận dụng trồng vài cây cà chua bi chịu hạn. Trái của nó nhỏ tưởng chừng không còn nhỏ hơn được nữa. Nhưng lại là thứ gia vị cực kỳ kỳ diệu cho bữa canh với cá mọn mẹ tát ở đồng sâu. Ðã qua bao ngày tháng phôi pha, ta vẫn muốn trở về lối cũ, mái nhà xưa, về để lại được một lần nữa ngồi trong nhà tránh cái nắng như thiêu như đốt và đầy ắp tiếng cười bên mâm cơm gia đình thân thương.

MH: HV

Những mùa hạ cũ theo đám bạn choai choai trong xóm, quần cộc đầu trần cầm sào đi bắt ve. Ðôi khi săn bắt ve không hẳn bởi mê hoặc tiếng phát rè rè trong bụng của nó mà còn là sự “ hơn thua” lòng tự trọng cái tôi trong người. Lớn lên, mỗi lần nghe tiếng ve thân thương ấy lại nhớ, tội nghiệp những chú ve bé nhỏ. Khều ve chán lại tụ tập hái sung, ổi, bần chát để ăn.

Những câu chuyện chắp vá tuổi ấu thơ luôn là những ký ức tinh khôi và ngọt ngào nhất. Giữa lúc thiếu thốn, tưởng chừng như cơm còn chưa ấm bụng, những đứa trẻ lại mơ ngày nào đó học thật giỏi làm ông nọ, bà kia. Lớn lên đọc đâu đó câu nói “Ước mơ thì không ai đánh thuế nên cứ thoải mái ước mơ”, ta lại dùng dằng với những ước mơ trong suy nghĩ. Ta thèm sự tự tin của thời trẻ ngây ngô, nói ước mơ với một tâm thế hào hứng và đầy nhiệt huyết. Còn bây giờ, bao nhiêu lo toan cuộc sống, cơm áo gạo tiền đè nặng, biết là ước mơ không bị đánh thuế nhưng vẫn cứ dè chừng, thực dụng.

Những mùa hạ cũ, lon ton theo cha mẹ ra đồng vào mùa gặt. Những bông lúa nặng trĩu phất phơ nụ cười cha mẹ. Mồ hôi cha mẹ quyện vào lớp đất nâu mặn nồng. Mùa gặt về, cầm trên tay chén cơm lúa mới, ta không khỏi nghẹn ngào nhớ về những công sức mà người nông dân lam lũ, chắt chiu làm nên hạt gạo dẻo thơm. Nó chẳng đơn giản như thuở trước, non nớt trong suy nghĩ là chỉ cần cắm cây lúa xuống đất, đợi nó trổ bông và thu hoạch. Những “hạt ngọc” vẫn  đều đặn theo ta khi rời làng lên phố học tập. Tháng ngày gian khó ấy không làm ta nản chí mà còn thêm tự hào là người con sinh ra từ đồng ruộng, có cha mẹ là những nông dân tảo tần.

Những mùa hạ cũ nhớ tuổi học trò tinh khôi mơ mộng năm cuối cấp. Những kỷ niệm vui buồn suốt quãng đường đi học, nhớ nôn nao khoảnh khắc bịn rịn ngày chia tay. Nhớ quyển lưu bút trao nhau, tấm áo trắng chi chít chữ ký “vàng, ngọc”. Cứ dặn lòng mình phút cuối sẽ mạnh mẽ không khóc. Vậy mà nước mắt ướt đẫm vai bạn. Nhớ từng gương mặt thân quen trong lớp, nhớ năm tháng quậy phá của đời học sinh, cái tuổi mà lớn cũng chưa lớn, nhưng nói là trẻ con cũng chẳng phải, cứ tinh nghịch quậy phá hết mình như cái tuổi ẩm ương đó.

Vẫn còn những mùa hạ rộn ràng khác còn trong ngăn ký ức của tôi. Qua mỗi mùa hạ, ngăn ký ức càng ăm ắp kỷ niệm. Cuộc đời vốn thăng trầm vui buồn xen lẫn. Tôi lớn lên cùng mùa hạ, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động. Ký ức mãi là hành trang để tôi tự tin bước những bước chắc chắn trên con đường mai sau…

Cao Văn Quyền

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.