ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 03:50:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực tham gia thích ứng biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau Biến đổi khí hậu (BÐKH) đối với người dân Năm Căn không còn xa lạ. Thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tác động đến điều kiện sinh kế của người dân. Các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, trong đó có tổ chức hội phụ nữ, đã vào cuộc để tìm nhiều giải pháp thích ứng với BÐKH.

Biến đổi khí hậu (BÐKH) đối với người dân Năm Căn không còn xa lạ. Thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tác động đến điều kiện sinh kế của người dân. Các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, trong đó có tổ chức hội phụ nữ, đã vào cuộc để tìm nhiều giải pháp thích ứng với BÐKH. Những việc làm hằng ngày của các chị trong bảo vệ môi trường đã tác động rất lớn đến việc ứng phó với BÐKH.

Chị Nguyễn Chúc Linh, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Năm Căn, chia sẻ: “Các mô hình của chị em phụ nữ thị trấn đã mang lại ý nghĩa thiết thực, chung tay cùng địa phương xây dựng văn minh đô thị. Nhiều mô hình xuất phát từ điều kiện thực tế trong gia đình, sinh hoạt hằng ngày của các chị, như mô hình "Tổ bảo vệ môi trường" của chị em phụ nữ Khóm 1 và Khóm 7. Mỗi gia đình hội viên phụ nữ đều có bao để đựng chai nhựa, vật dụng phế thải trong gia đình, hằng tháng hoặc hằng quý các chị sẽ tổng hợp tại điểm sinh hoạt bán lấy tiền tích góp đưa vào quỹ xoay vòng để giúp chị em phụ nữ khó khăn. Sau 2 năm phát động, đến nay các chị đã thu được trên 4,4 triệu đồng”.

Chị Bùi Thị Minh Huệ, hướng dẫn các bước cải thiện môi trường đối với các gia đình đang được hưởng trợ giúp của dự án.

Bên cạnh đó còn có mô hình duy trì từ trước đến nay rất hiệu quả là ủ phân hữu cơ bằng thùng compost ở khóm Cái Nai và Khóm 3, thị trấn Năm Căn.

Chị Phạm Thị Din, Khóm 3, thị trấn Năm Căn, không chỉ ủ phân trồng rau màu phục vụ sinh hoạt hằng ngày mà còn bán cho bà con trong khu vực. Ngoài tận dụng rác thải sinh hoạt, chị còn tận dụng cả cỏ, lá cây trong vườn nhà, đào hố ủ để có đủ phân bón mà không tốn tiền mua.

Song song đó, chương trình “5 không, 3 sạch” cũng được triển khai sâu rộng trong các cấp phụ nữ huyện Năm Căn. Chị Huỳnh Ngọc Thắm, Chủ tịch Hội LHPN huyện Năm Căn, cho biết: "Hằng năm, Huyện hội đều chỉ đạo từng chi, tổ hội đánh giá, bình xét 8 tiêu chí của chương trình, nhất là “3 sạch” được các chị thực hiện nghiêm túc và ngày càng có hiệu quả cao; nhiều chị không được hỗ trợ thùng compost để ủ phân thì tận dùng thùng xốp, đào hố để tái chế rác sử dụng làm phân".

Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với BÐKH là một vấn đề lớn, không thể thực hiện một sớm một chiều và ở cơ quan, ngành nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Ứng phó BÐKH không chỉ có bảo vệ môi trường mà còn phải có nhiều hoạt động thích ứng với điều kiện khí hậu hiện nay. Hội LHPN tỉnh vừa phối hợp với Dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với thiên tai và BÐKH cho cộng đồng dễ bị tổn thương tại tỉnh Cà Mau” hỗ trợ 90 bồn đựng nước và 14 nhà vệ sinh an toàn vùng lũ, 12 cụm loa, 1 bể bơi cho trường học và nhiều chương trình khác như diễn tập phòng chống thiên tai, hướng dẫn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh… Qua đó, góp phần tác động lớn đến ý thức bảo vệ môi trường và chung tay ứng phó với BÐKH đối với các xã ven biển.

Chị Bùi Thị Minh Huệ, Chủ nhiệm dự án, chia sẻ: “Xã Lâm Hải, huyện Năm Căn là xã ven biển, người dân thường xuyên đối mặt với sạt lở đất, nước dâng. Dự án hỗ trợ người dân những thiết bị cần thiết như bồn chứa nước, nhà vệ sinh an toàn, hệ thống loa tuyên truyền, bể bơi cho trẻ em phòng, chống đuối nước… Ngoài hỗ trợ; dự án còn tập huấn cho người dân cách ứng phó thiên tai và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Dự án đã đem lại nhiều niềm vui và trang bị kiến thức đơn giản cho người dân về cách ứng phó và phòng tránh thiên tai. Bà Hồ Thị Tươi, 62 tuổi, ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, được xét hỗ trợ bồn chứa nước, phấn khởi cho biết: “Hồi đó giờ nhà chỉ hứng nước mưa bằng lu, thùng, có năm đủ nước uống, nhưng đợt hạn vừa rồi nhà phải đi xin từng thùng nước về uống. Nhờ dự án hỗ trợ bình đựng nước, hướng dẫn cách hứng nước mưa và kê thùng đảm bảo hợp vệ sinh, tôi thấy rất vui và không còn lo sợ thiếu nước mùa nắng tới. Vợ chồng tôi sống bằng nghề lượm ve chai cũng là cách để chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với BÐKH".

Anh Ngô Văn Nho, Trưởng ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, cho biết: "Ngoài bà Tươi, ấp còn có 4 hộ được hỗ trợ từ dự án, đã hướng dẫn xử lý nước an toàn, xây dựng nhà vệ sinh an toàn vùng lũ. Cách làm này đã tác động ý thức rất lớn của bà con ở đây".

Phải nhìn nhận rằng, nhận thức về cách ứng phó với BÐKH, đặc biệt là vùng nông thôn như Lâm Hải còn hạn chế. Qua chương trình này đã tác động rất lớn đến ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, ăn ở hợp vệ sinh và những hành động nhỏ hằng ngày như xử lý rác thải, trồng rừng cũng là cách chung tay ứng phó với thiên tai.

Là huyện chịu ảnh hưởng lớn từ BÐKH, những dự án, chương trình hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các tổ chức phi chính phủ luôn có ý nghĩa thiết thực đối với người dân trên địa bàn huyện Năm Căn. Những cách làm, mô hình của các cấp hội phụ nữ trong huyện đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc ứng phó và thích ứng với BÐKH hiện nay./.

Bài và ảnh: Thiên Kim

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.