ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:47:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Báo Cà Mau (CMO) Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 22.230 người khuyết tật (NKT) với nhiều dạng khác nhau. Không ít NKT sống ở vùng nông thôn, gặp nhiều khó khăn cần được chăm lo an sinh xã hội, cũng như bảo vệ các quyền lợi, trong đó có nhu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL).

Thế nên, NKT luôn được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước với những chính sách, pháp luật ưu đãi riêng biệt mà TGPL là một trong những chính sách nổi trội. Riêng ở tỉnh Cà Mau, TGPL đối với NKT luôn được quan tâm với nhiều chủ trương, chính sách được ban hành.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước (Trung tâm) đã cung cấp, TGPL đảm bảo theo yêu cầu hơn 490 vụ, trong đó 30 vụ liên quan NKT. Ðồng thời, Trung tâm phân công trợ giúp viên pháp lý có kinh nghiệm, khả năng, kỹ năng hỗ trợ tư vấn, tham gia tố tụng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NKT tại các phiên toà, giúp NKT giành được quyền lợi chính đáng của mình.

Người khuyết tật cần được chăm lo an sinh xã hội, trong đó có nhu cầu trợ giúp pháp lý. (Ảnh chụp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau).

Cụ thể, trường hợp của bà Trần Hồng Nhiên, sinh năm 1977, ngụ thị trấn Ðầm Dơi. Năm 2017, bà Nhiên tham gia 2 dây hụi do vợ chồng Lê Minh B và Nguyễn Bích L (đồng nghiệp với bà Nhiên tại Trường Tiểu học Ngô Bình An, thị trấn Ðầm Dơi) làm chủ. Ðến năm 2018, B và L tuyên bố vỡ hụi, có xác nhận là nợ của bà Nhiên số tiền trên 200 triệu đồng và hứa sẽ trả dần, tuy nhiên, chỉ trả được 36 triệu đồng thì tháng 7/2020 không trả nữa. Bà Nhiên nhiều lần liên hệ để đòi số tiền còn lại thì bà L thách bà Nhiên đi kiện.

“Tôi đệ đơn gửi đến nhiều cơ quan Nhà nước ở địa phương nhờ giải quyết. Song, có thể tôi không hiểu cách diễn giải, trình bày chưa rõ ràng mà sự việc cứ kéo dài. Sau đó, tôi được người quen giới thiệu đến gặp Tổ TGPL Nhà nước ở huyện Ðầm Dơi. Tại đây, tôi được trợ giúp viên pháp lý nhiệt tình hướng dẫn các thủ tục, quy trình khởi kiện ra toà, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho tôi tại phiên toà. Qua đó, Toà án Nhân dân huyện Ðầm Dơi đã quyết định buộc vợ chồng B và L phải hoàn trả cho tôi số tiền trên 170 triệu đồng. Hiện vụ việc đang được Chi cục Thi hành án huyện Ðầm Dơi thụ lý. Tôi mong sớm nhận số tiền chính đáng của mình để sửa chữa lại căn nhà đang bị xuống cấp và ổn định cuộc sống”, bà Nhiên bộc bạch.

Trần Hồng Nhiên (ngụ thị trấn Ðầm Dơi) trao đổi vụ việc với trợ giúp viên pháp lý tại huyện Đầm Dơi.

Ông Trần Hoàng Hão, Tổ trưởng Tổ TGPL Nhà nước huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Những tháng đầu năm nay, Tổ TGPL Nhà nước thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, tổ chức đoàn thể… tuyên truyền về chính sách TGPL sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Ðồng thời, tư vấn trên 60 trường hợp và tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho 36 đối tượng, trong đó trường hợp của chị Nhiên là NKT. Tới đây, Tổ TGPL Nhà nước huyện sẽ hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý để chị Nhiên sớm nhận được tiền của mình. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông và TGPL cho NKT, bởi trên địa bàn huyện còn một số vùng khó khăn, bãi ngang… người dân hạn chế tiếp cận pháp luật”.

Bà Trương Bích Hạnh, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Thời gian qua, ngoài công tác phối hợp với Trung tâm thường xuyên truyền thông pháp luật, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tư vấn cho các đối tượng được thụ hưởng nói chung, NKT nói riêng, về lợi ích của TGPL. Ðồng thời, giới thiệu NKT đến Tổ TGPL của huyện để được hướng dẫn, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn, tham gia tố tụng…”.

Hàng năm, Trung tâm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TGPL cho NKT, NKT có khó khăn về tài chính, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động TGPL và nâng cao năng lực người thực hiện TGPL, chất lượng vụ việc TGPL. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác phối hợp, các hoạt động truyền thông, bảo đảm NKT, NKT có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về TGPL khi họ có nhu cầu.

Thực hiện truyền thông, tăng cường khả năng tiếp cận TGPL cho NKT cũng là một trong những nội dung của kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TGPL cho NKT, NKT có khó khăn về tài chính năm 2022.

Theo ông Ngô Ðức Bính, Phó giám đốc Trung tâm TGPL tỉnh, không chỉ tập trung đẩy mạnh truyền thông pháp luật, sắp tới,  Trung tâm sẽ bố trí đội ngũ người thực hiện TGPL tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho NKT do Trung ương tổ chức, cũng như xây dựng các chương trình, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho NKT… Ðây là một trong những hoạt động thực hiện chính sách TGPL cho NKT, NKT có khó khăn về tài chính trong năm nay", ông Ngô Ðức Bính cho biết thêm./.

 

Mỹ Pha - Hoàng Vũ

 

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

UBND tỉnh lập tổ kiểm tra dịch vụ câu cá tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Trước thông tin báo chí phản ánh về vấn đề thu, quản lý sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động dịch vụ câu cá giai đoạn 2023-2024 tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 thành lập Tổ kiểm tra về vấn đề báo chí nêu. Theo đó, buổi công bố Quyết định kiểm tra được diễn ra vào chiều 11/4, tham dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các thành viên của Tổ kiểm tra.

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.